“Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 -1954)” - một ấn phẩm nhiều tư liệu quý
Hòa sắc “Số 5” nơi phố cổ Hà Nội | |
Họa sĩ nhí đồng hành cùng “Thiện Nhân và những người bạn” | |
Tình yêu Việt Nam của cố họa sĩ Cuba René Mederos |
Ấn phẩm này giàu chất sử liệu về một giai đoạn đặc biệt của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. |
Trường CĐ Mỹ thuật Việt Nam (nay là ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ở 42 phố Yết Kiêu, Hà Nội) nằm trong số 5 trường CĐ được thành lập cùng thời điểm, dựa trên cơ sở hệ thống giáo dục từ thời Pháp thuộc (trong đó có Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1925). Nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên ở năm 1946, nhưng việc học chỉ được 2 tháng thì gián đoạn, do toàn quốc kháng chiến chống Pháp, tháng 12/1946.
“Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 -1954)” do NXB Mỹ thuật ấn hành, dày 300 trang, in màu, với 255 hình ảnh sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và các học trò, phần lớn chưa từng công bố. Ấn phẩm gồm 3 phần chính. Phần 1: “Họa sĩ khóa Kháng chiến - một biên niên sử”: Khái quát về lịch sử và diễn biến chính trong khóa học, vai trò của họa sĩ - giám đốc nhà trường Tô Ngọc Vân (nguyên là sinh viên và giảng viên của Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương), trong việc định hướng hành trình nghệ thuật của các thành viên trong khóa.
Tại buổi ra mắt sách, từ trái sang: Nhạc sĩ Dương Thụ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Đào Mai Trang, họa sĩ Ngọc Linh và ông Lê Hải Đức - Chủ tịch Quỹ Kim Long. |
Phần 2 giới thiệu “Về 22 sinh viên của khóa học”. Trong số này, một số tên tuổi đã định vị trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại (như: Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam…); một số khác có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử điện ảnh cách mạng (như: Đào Đức, Mai Long, Ngô Mạnh Lân, Ngọc Linh,...). Bên cạnh đó, có những người mà cuộc đời và nghệ thuật của họ chưa ngừng gây nên các cuộc tranh luận (như họa sĩ Lê Huy Hòa). Một số khác, gia tài nghệ thuật của họ cũng sẽ khiến thế hệ sau không khỏi ngạc nhiên (như: Ngô Minh Cầu, Đặng Đức, Ngọc Linh...). Phần 3 là những suy cảm của tác giả sau hành trình khảo cứu về khóa học này.
Với sự chủ trì buổi ra mắt sách của nhạc sĩ Dương Thụ, một số học viên “Họa sĩ khóa Kháng chiến” đã chia sẻ cùng công chúng những suy nghĩ, tình cảm của họ về khóa học mà chắc chắn, cuốn sách chưa thể nói hết. Một số sáng tác của các họa sĩ trong “khóa Kháng chiến” đã được giới thiệu ở dịp này.
Điều đặc biệt, ấn phẩm này được hình thành từ ý tưởng của ông Lê Hải Đức - Chủ tịch Quỹ Kim Long (thuộc Cty CP đầu tư Kim Long - Hà Nội) và tác giả Đào Mai Trang đã dành hơn 2 năm nghiên cứu tư liệu và gặp gỡ một số họa sĩ/cựu sinh viên khóa Kháng chiến. Trước đó, nhằm hỗ trợ phát triển văn hóa - xã hội, Quỹ Kim Long đã tài trợ cho giải “Biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ IV - năm 2014” do Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức, tài trợ cho “Trại sáng tác đồ họa Huế lần 2 - năm 2015”.
“Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 - 1954)” thuộc dự án xuất bản do Quỹ khởi xướng và hỗ trợ tác giả Đào Mai Trang thực hiện. Cuốn sách thứ 2 sẽ viết về “Khóa Tô Ngọc Vân” - khóa học chính thức thứ 2 và là khóa học đầu tiên kể từ khi hòa bình lập lại ở miền Bắc XHCN, của Trường Mỹ thuật Việt Nam.
Là một nhà nghiên cứu mỹ thuật có sự lao động bền bỉ, kỹ tính, tác giả Đào Mai Trang đã chủ biên và đồng tác giả cuốn “12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam” (NXB Thế giới, 2010), tác giả cuốn “Nghệ thuật & Tài năng, một cận cảnh về thế hệ nghệ sĩ 8X của mỹ thuật Việt Nam” (NXB Phụ nữ, 2014). Phần chuyển ngữ tiếng Anh các ấn phẩm này đã được Quỹ Phát triển và Trao đổi văn hóa (ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam) và Viện Goethe Hà Nội tài trợ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40