Hội Nông dân huyện Phúc Thọ:

Hỗ trợ nông dân phát triển kinh doanh, giảm nghèo bền vững

(LĐTĐ) Nhằm triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ không chỉ tập trung tuyên truyền mà còn đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, dạy nghề...  
ho tro nong dan phat trien kinh doanh giam ngheo ben vung Doanh nghiệp xã hội: Cách tiếp cận sáng tạo vì sự phát triển nông thôn bền vững
ho tro nong dan phat trien kinh doanh giam ngheo ben vung Ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp Thủ đô
ho tro nong dan phat trien kinh doanh giam ngheo ben vung Không ngừng nâng cao đời sống người dân nông thôn

Tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay, các cấp Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức 39 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vụ xuân với trên 3.500 người tham dự; cấp phát 10.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, 3.000 tờ rơi quy trình kỹ thuật sản xuất 30 loại rau an toàn.

ho tro nong dan phat trien kinh doanh giam ngheo ben vung
Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã và đang triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân giảm nghèo bền vững (Ảnh Mai Quý)

Hội Nông dân huyện phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi (Viện nghiên cứu cây rau quả) và Trung tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao Naonotech tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây bưởi Phúc Thọ trong giai đoạn ra hoa với hơn 830 người tham dự.

Phối hợp với Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng nông sản Hà Nội tổ chức khảo sát, lựa chọn xây dựng 03 mô hình sản xuất, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP (mô hình chăn nuôi vịt đẻ trứng thương phẩm; mô hình sản xuất hành lá; mô hình chăm sóc cây bưởi Phúc Thọ).

Cùng với đó, nhận thấy nhu cầu về vốn trong nông dân rất lớn, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã phối hợp với các ngân hàng tạo nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Thành lập và duy trì hoạt động của 59 tổ nhóm vay vốn ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 1.221 thành viên, tổng dư nợ 88 tỷ 351 triệu đồng; 132 tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội ở 23 xã, thị trấn cho 3.946 hộ vay với tổng dư nợ 116 tỷ 337 triệu đồng.

Hội Nông dân huyện cũng chỉ đạo Hội Nông dân các xã, thị trấn tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân với tổng số vốn các cấp Hội đang quản lý gần 30 tỷ đồng cho trên 1.100 hộ vay.

Bên cạnh việc khai thác các nguồn lực và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hàng năm, các cấp Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân có đủ điều kiện đăng ký tham gia các lớp học nghề. Phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tổ chức 14 lớp học nghề phi nông nghiệp cho 490 học; cung ứng các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật; tổ chức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, khảo nghiệm các loại giống cây trồng mới.

Các cấp Hội Nông dân huyện cũng tích cực tuyên truyền, vận động các hộ nông dân, các doanh nghiệp, các hợp tác xã quan tâm xây dựng nhãn hiệu và thực hiện bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp của mình, đặc biệt là các sản phẩm truyền thống lâu năm của địa phương, các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, huyện đã có 4 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm: Bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam, cà dầm tương Tam Hiệp, tương nếp Tam Hiệp, trong đó có 3 nhãn hiệu Hội Nông dân huyện được giao trực tiếp quản lý (bưởi Phúc Thọ, cà dầm tương Tam Hiệp, tương nếp Tam Hiệp).

Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Phúc Thọ cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đóng góp hàng tỷ đồng và hàng nghìn ngày công lao động cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng các mô hình đường cây xanh, mô hình cánh đồng không vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật; vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi hỗ trợ, giúp đỡ những hộ nghèo gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững…

Qua những hoạt động thiết thực, các cấp Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã triển khai hiệu quả phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Hoàng Thoàn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động