Hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung nhờ công tác dồn điền, đổi thửa
Hiệu quả từ những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn | |
Chuyển biến tích cực nhờ nông thôn mới | |
Sớm hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa xây dựng nông thôn mới |
Theo Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thanh Oai, với sự vào cuộc sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự chung tay đồng thuận của người dân, công tác dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đến nay, đến nay toàn huyện đã cấp được 31.310/32.072 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 97,6%.
Nhờ làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa huyện Thanh Oai đã hình thành nhiều vùng sản xuất lớn. (Ảnh T.Giang) |
Bên cạnh đó, việc tổ chức phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa được tích cực triển khai thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả, bền vững.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thực hiện theo quy hoạch và đã hình thành nhiều vùng chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kết quả, tổng diện tích chuyển đổi đến nay là: Tổng diện tích chuyển đổi là: 1.278,8 ha, trong đó thủy sản và lúa các 697 ha, rau 126.8 ha, cây ăn quả là 394 ha, 8 ha trang trạị tổng hợp, 53 ha chăn nuôi tập trung xa khu dân cư.
Có thể thấy, thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa là tiền đề cho việc triển khai thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại. Sau dồn điền đổi thửa, huyện đã quan tâm đầu tư, ban hành nhiều cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp như hỗ trợ giá giống lúa, hỗ trợ cơ giới hóa, hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh...
Từ sự quan tâm đầu tư, sự lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp và nhân dân trên địa bàn đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã tạo nhiều sự chuyển biến rõ rệt. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là trên 7.000 ha, cơ cấu giống lúa thay đổi theo hướng hàng hóa (55% diện tích lúa hàng hóa), phát triển hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường; đã có 99% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hoàn, 100% diện tích làm đất bằng máy, nhiều diện tích được cấy bằng máy và một phần được áp dụng cơ giới hóa từ khâu gieo mạ đến thu hoạch.
Đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, từ năm 2013 đến nay huyện đã hỗ trợ các xã 32 máy làm đất, 3 máy gặt, 3 máy cấy, 25 máy phun thuốc trừ sâu, 1 dây truyền mạ khay, với tổng kinh phí huyện đã hỗ trợ gần 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm đầu tư, ban hành nhiều cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp như hỗ trợ giá giống lúa, hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành các vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế: Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung diện tích trên 3.000 ha tập trung ở một số xã: Thanh Văn, Tam Hưng, Bình Minh, Thanh Thùy, Đỗ Động, Dân Hòa, Hồng Dương, Tân Ước, cho thu nhập gấp 1,5 lần lúa thường; Vùng trồng cam canh ở Kim An diện tích 130ha, bưởi ở xã Thanh Mai diện tích 70ha bình quân thu nhập 700-800 triệu đồng/ha/năm.
Cá biệt có hộ đạt 1 tỷ đồng/ ha/năm; Rau an toàn ở Kim An, Thị trấn Kim Bài cho giá trị thu nhập đạt từ 300-400 triệu đồng/ha/năm. Xây dựng thành công một số nhãn hiệu sản phẩm cây trồng góp phần tiêu thụ hàng hóa thuận lợi cho giá trị thu nhập cao như: Gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn, Gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, Cam đường canh xã Kim An.
Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1ha đất canh tác dần mang lại hiệu quả kinh tế cao: Năm 2010 là 64,49 triệu đồng, năm 2015 là 108,06 triệu đồng, năm 2018 là 107,07 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52