Hiểm họa đề kháng kháng sinh!

“Tuần lễ truyền thông phòng chống kháng thuốc” diễn ra từ ngày 16 đến 22-11 tại nước ta hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức cộng đồng về vấn nạn đề kháng kháng sinh
Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai
Dùng kháng sinh nhiều tăng nguy cơ tiểu đường
Tìm ra siêu kháng sinh chữa hầu hết bệnh

Gần như hằng năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đều đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về vấn nạn đề kháng kháng sinh (KS). Khẩu hiệu “Chống kháng thuốc - không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa” được WHO tiếp tục quảng bá dựa trên các dữ liệu của 114 quốc gia cho thấy KS không hiệu quả trước nhiều loại vi khuẩn đang phổ biến khắp thế giới.

Kinh hoàng “siêu mầm bệnh”

Cách đây không lâu, một sinh viên khoa dược đã bị bệnh lao phổi. Điều rất nguy hiểm là sinh viên này bị lao siêu kháng thuốc, tức không thể dùng các thuốc kháng lao thông thường như isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid, streptomycin… để trị bệnh. Rất may, nhờ liên hệ với nước ngoài (Pháp) để có capreomycin, thuốc trị lao siêu kháng thuốc hữu hiệu, nên sinh viên này đã được trị khỏi bệnh.

Đây là một trong những trường hợp đề kháng KS đang xảy ra hằng giờ, hằng ngày không chỉ ở nước ta mà còn khắp thế giới. Nói nôm na, đề kháng KS là với liều dùng thông thường, KS bị lờn, chẳng có tác dụng gì đối với vi khuẩn mà trước đây nó tỏ ra rất hiệu quả.

Đề kháng KS xuất hiện rất sớm, gần như song hành với sự xuất hiện KS. KS đầu tiên là penicillin được sản xuất và chính thức dùng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn vào năm 1945 thì đến năm 1948, người ta phát hiện vi khuẩn Staphylococcus aureus (S.aureus) đề kháng (tức lờn) với KS này. Vài năm sau, con người chống lại S.aureus đề kháng bằng cách tìm ra KS mới là nhóm methicillin. Đến năm 1961, S.aureus lại đề kháng methicillin để được gọi tên MRSA (Methicillin-resistant staphylococcus aureus). Khi đó, muốn chống lại MRSA phải dùng vancomycin là KS quý hiếm, dự trữ sau cùng. Đến năm 1997, tai họa lại đến vì MRSA đề kháng được cả vancomycin để nghiễm nhiên mang tên VRSA (Vancomycin-resistant staphylococcus aureus).

Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh mầm bệnhẢnh: Tấn Thạnh
Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh mầm bệnhẢnh: Tấn Thạnh

Hiện nay, các vi khuẩn đề kháng được gọi là “super bugs” (tạm dịch “siêu mầm bệnh” hoặc “vi khuẩn siêu đề kháng”). Bởi lẽ, không chỉ VRSA mà gần đây có thêm vi khuẩn rất nguy hiểm đã đột biến gien mang gien tiết ra enzym New Delhi Metallo beta-lactamase (viết tắt là NDM-1) đề kháng các KS thuộc nhóm carbamenem (gồm imipenem, meropenem…) là nhóm KS rất mạnh, thuộc loại dự trữ sau cùng chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn rất nặng. “Siêu mầm bệnh” này được nhận diện là Klesiella pneumoniae, thường gây bệnh viêm phổi và nay được gọi tắt là CRKP (Carbapenem-resistant klebsiella pneumoniae).

Hiện nay, tên MRSA, VRSA, CRKP được xem là nỗi kinh hoàng của giới chức y tế. Chỉ riêng MRSA hằng năm gây chết khoảng 20.000 người ở Mỹ, vượt xa HIV/AIDS.

Biết rõ những vấn đề vừa nêu, chúng ta mới thấy thảm họa đề kháng KS là có thật và sự cảnh báo đưa ra là luôn cần thiết.

6 điều cần làm

Người dân có thể góp phần cải thiện tình trạng đề kháng KS bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

1. Người bệnh nên dành quyền chỉ định KS cho thầy thuốc (tức bác sĩ kê đơn KS thì mới dùng). Không nên tự ý sử dụng KS một cách bừa bãi, không đúng lúc, không đủ liều.

2. Khi được bác sĩ ghi đơn chỉ định dùng KS, nên dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian; không nên ngưng, bỏ thuốc nửa chừng cho dù thấy bệnh cải thiện.

3. Lưu ý, có một số KS chống chỉ định (tức là không được dùng) đối với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ con. Đây là các đối tượng phải để bác sĩ khám bệnh và chỉ định KS khi cần thiết. Sử dụng KS bừa bãi ở các đối tượng này có khi gặp nguy hiểm.

4. Một số bệnh nhiễm khuẩn thường có triệu chứng sốt nhưng không phải tất cả trường hợp bị nóng sốt đều là do nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu thực sự bị nhiễm khuẩn, việc dùng KS đủ liều thường kéo dài trong nhiều ngày (thông thường từ 5 đến 7 ngày). Vì vậy, hoàn toàn không nên chỉ mới thấy cảm sốt sơ sơ là vội uống vài viên KS rồi thôi!

5. Trên nguyên tắc, nếu vi khuẩn còn nhạy cảm với KS cổ điển, thông dụng thì sử dụng KS loại này và tránh dùng KS loại mới. Những KS mới thường được khuyến cáo chỉ dùng trong bệnh viện hoặc khi có sự chỉ định cân nhắc của bác sĩ điều trị. Đó là thuốc quý có tính dự trữ, nếu sử dụng bừa bãi thì chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ bị lờn. Thử tưởng tượng đến lúc nào đó, tất cả KS đều bị đề kháng và không tìm được thuốc mới để thay thế, đây sẽ là thảm cảnh của nhân loại.

6. Nhiều mầm bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa (như vi khuẩn E.Coli, kể cả bệnh nhiễm siêu vi như tay chân miệng). Do đó, nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; nên nấu chín thức ăn, tránh ăn rau cải sống chưa được rửa kỹ, tránh dùng thức ăn còn từ hôm trước mà không được nấu lại ở nhiệt độ sôi thích hợp...

Những điều cần thực hiện trên đây tưởng là đơn giản nhưng thực tế, nhiều người đã không làm được. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của mỗi người trong chúng ta.

Chính việc sử dụng KS bừa bãi, không đúng cách, không đủ liều làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hết. Một số vi khuẩn có khả năng thích ứng, đặc biệt có sự đột biến gien trên nhiễm sắc thể kiểm soát sự nhạy cảm đối với KS. Số này tồn tại, phát triển thành “chủng” vi khuẩn mới mà KS đã sử dụng không còn tác dụng đối với chúng nữa.

nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

Nghĩa trang liệt sĩ A1 Điện Biên Phủ lung linh ánh nến

(LĐTĐ) Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1 lung linh trong sắc nến, khi thế hệ trẻ Điện Biên đến dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với nhiều hình ảnh ấn tượng, sẵn sàng cho ngày chính thức 7/5.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chỉ còn 2 ngày nữa, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ chính thức diễn ra. Các di tích tại Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ đang đón lượng lớn du khách và người dân tới tham quan. Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành ngày hội lớn của nhân dân Điện Biên nói riêng, cả nước nói chung.
Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2.700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm...
Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

Công an TP.Nha Trang truy tìm nữ nghi can gây tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong

(LĐTĐ) Ngày 5/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, đơn vị đang tiến hành truy tìm nữ nghi can gây ra vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé tử vong.
Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

Tái hiện câu chuyện lịch sử "Sống mãi với Điện Biên" qua ngôn ngữ xiếc

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thực hiện chương trình nghệ thuật “Sống mãi với Điện Biên” ra mắt khán giả Thủ đô vào các ngày 4, 5, 11 và 12/5/2024 tại Rạp Xiếc Trung ương (số 67 - 69 Trần Nhân Tông, Hà Nội).

Tin khác

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến 1/5/2024), đã có gần 8.000 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú; tổng số bệnh nhân khám cấp cứu, tai nạn giao thông là 1.990 người.
Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Huy động các thầy thuốc giỏi cứu chữa nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

(LĐTĐ) Vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai khiến nhiều người tử vong và bị thương. Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 16 ca mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 170 trường hợp mắc tay chân miệng.
Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Gần 350 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ra thông báo có 346 nhà thuốc, quầy thuốc tổ chức bán lẻ thuốc phục vụ người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu nhận biết nốt ruồi có nguy cơ ác tính, ung thư

(LĐTĐ) Xuất hiện nốt sẩn đen dưới lòng bàn chân trái 10 năm nay, chị C.T.H.N chỉ nghĩ là nốt ruồi. Gần đây, thấy nốt ruồi bỗng phát triển to dần, bề mặt sần sùi, chị N đi khám và được phát hiện mắc ung thư hắc tố.
Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng gay gắt, 2 người tử vong do sốc nhiệt

(LĐTĐ) Ngày 29/4, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thông tin về việc có hai người đàn ông trên địa bàn huyện đã tử vong do sốc nhiệt khi đi ra đường giữa thời tiết nắng nóng đỉnh điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động