Hệ thống hầm và cầu đi bộ: Sao người dân vẫn cứ thờ ơ?!
Văn hóa hỏi đường và chỉ đường | |
Xây 7 cầu đi bộ có thang máy tại TP Hồ Chí Minh |
Theo thống kê, tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã đưa vào sử dụng 23 hầm đi bộ và 18 cầu đi bộ. Cụ thể, đường Vành đai 3 có 17 hầm đi bộ, nút giao đường 32 với đường 70 có 4 hầm đi bộ, 2 hầm đi bộ ở nội thành là Ngã Tư Sở và nút giao Giải Phóng – Đại Cồ Việt. Cùng đó, 18 cây cầu đi bộ đạt tiêu chuẩn đã được bố trí trên các tuyến phố như Tây Sơn, Chùa Bộc, Trần Đại Nghĩa, Giảng Võ Nguyễn Chí Thanh, Xuân Thủy…
Một cụ già băng sang đường, gần cầu đi bộ trên phố Chùa Bộc, dù phương tiện giao thông qua lại đông đúc. (ảnh chụp sáng 28/12) |
Khảo sát một số điểm cầu và hầm đi bộ, dù các công trình này đều được đầu tư trang bị tiện nghi, hiện đại, không gian rộng rãi, có mái che, cầu thang khá thuận tiện, nhưng rất ít người sử dụng các công trình giao thông này. Trái ngược với đó, tại các ngã ba, ngã tư, nhiều người đi bộ nối nhau sang đường. Thậm chí, họ còn băng qua đường ở nơi không có vạch đi bộ, không chấp hành tín hiệu giao thông.
Trao đổi với PV một số người dân lựa chọn cách sang đường “truyền thống”, họ cho biết đi cầu và hầm đi bộ phải lên xuống cầu thang, đi đoạn đường dài mới qua được đường nên rất mất thời gian, họ chọn cách băng qua đường để đỡ tốn công sức. “Đi bộ sang đường cho nhanh, “căn” đến điểm đối diện mình cần sang thì qua thôi, cứ cẩn thận quan sát chút là được”- hai bạn sinh viên trường Đại học Sư Phạm lý giải.
Khảo sát một số điểm cầu và hầm đi bộ, dù các công trình này đều được đầu tư trang bị tiện nghi, hiện đại, không gian rộng rãi, có mái che, cầu thang khá thuận tiện, nhưng rất ít người sử dụng các công trình giao thông này. Trái ngược với đó, tại các ngã ba, ngã tư, nhiều người đi bộ nối nhau sang đường. |
Sáng 28/12, tiếp cận thêm hai điểm cầu đi bộ ở phố Tây Sơn và Chùa Bộc, phóng viên nhận thấy, dù các phố này luôn tấp nập phương tiện qua lại, nhưng người đi bộ vẫn không lên cầu đi bộ để sang đường. Một cụ già khoảng hơn 70 tuổi từ hè phố Chùa Bộc, xiên chéo sang đường, băng qua làn xe cộ mà không cần nhìn đến tín hiệu giao thông, vạch chỉ dẫn, dù cầu đi bộ chỉ cách chỗ cụ sang đường khoảng 10m. Để đảm bảo an toàn cho bà cụ, nhiều ô tô, xe máy phải đi chậm lại. Có thanh niên đang phóng nhanh, phải phanh gấp, nhìn bà cụ lắc đầu lộ rõ vẻ không hài lòng.
“Kiểu sang đường nguy hiểm thế này xảy ra thường xuyên ở đây. Thanh niên, sinh viên cậy trẻ khỏe đã đành, các cụ ông, cụ bà chẳng hiểu sao lại không lên cầu đi bộ cho an toàn”, anh Quang – chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố Chùa Bộc cho hay. Cũng theo anh Quang, hầu hết các cầu đi bộ trên địa bàn đều có tình trạng chung không sử dụng hết công suất, còn các hầm đi bộ thì mất vệ sinh, buổi tối thường là nơi tụ tập của người bán hàng rong, người vô gia cư. Thậm chí, không ít người đi đường đã lợi dụng hầm vắng, ít người đi lại để xuống tiểu tiện. Đó là lý do nhiều hầm đi bộ mất vệ sinh, ẩm mốc, khai thối.
Được biết, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, mỗi chiếc cầu đi bộ TP phải đầu tư khoảng 3 tỉ đồng, mỗi hầm đi bộ đầu tư khoảng 7 tỉ đồng. Tính ra Tp đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng cho hệ thống này. Tiền bỏ ra, còn người dân thì vẫn không mấy mặn mà dẫn đến lãng phí tiền của Nhà nước mà an toàn cho chính họ lại không được đảm bảo.
Thời điểm cận Tết, giao thông đô thị phức tạp do lưu lượng giao thông tăng cao, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần rà soát tổng thể các công trình công cộng, có phương án quản lý quy mô các công trình này. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh vận động, tuyên truyền người dân trên địa bàn thành phố trong việc sử dụng hầm, cầu đi bộ, kiên quyết xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm.
Nguyễn Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01