Hệ lụy từ chung cư, biệt thự bỏ hoang: Nguy cơ nảy sinh tội phạm

Việc tội phạm nảy sinh từ những căn biệt thự bỏ hoang trong các khu đô thị (KĐT) mới là mối nguy hiện nay với an ninh trật tự xã hội. Bởi lẽ, các đối tượng phạm tội thường tụ tập ở các căn nhà hoang để lên kế hoạch phạm tội hoặc trốn tránh sự truy tìm của cơ quan chức năng khi gây án…
he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham Giảm tội phạm ở TP.Hồ Chí Minh: Mở cuộc tổng công kích
he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham Cách nào xử lý tình trạng biệt thự bỏ hoang?

Với tốc độ xây dựng quá nhanh cũng như không dựa trên nhu cầu sử dụng thật khiến một thực tế đang diễn ra -  nhiều khu đô thị cao cấp, nhiều biệt thự phân lô hiện không ít đang bị bỏ hoang. Từ các khu nhà bỏ hoang này đã nảy sinh các lệ lụy khôn lường  như tội phạm, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ…

“Bãi đỗ” cho các đối tượng nghiện hút

Theo ghi nhận của phóng viên, những dãy biệt thự ở KĐT Thiên Đường Bảo Sơn (An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) mới được xây dựng phần thô, còn lại các phần khác vẫn chưa được hoàn thiện.

he luy tu chung cu biet thu bo hoang nguy co nay sinh toi pham
Biệt thự bỏ hoang là nơi tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh tội phạm.

Bị bỏ hoang lâu ngày cùng với các tác hại từ thiên nhiên nên những kết cấu của các căn biệt thự này hư hỏng nặng, xuống cấp trầm trọng, một số nơi còn lộ rõ các vết nứt trên tường. Khu vực dưới hầm tồn đọng nước mưa lâu ngày cùng rác thải, bốc mùi hôi thối.

Nhiều biệt thự trong khu đó còn được người dân tận dụng để nuôi gà, trồng rau… Số lượng biệt thự được hoàn thiện và có người đến ở trong khu vực này chỉ lác đác vài nhà, số còn lại đều bỏ hoang.

Luật sư Trịnh Khánh Toàn (Đoàn luật sư TP Hà Nội): Gọi là biệt thự bỏ hoang, nhưng thực chất, về mặt pháp lý, đó vẫn là những bất động sản, nhà ở có chủ sở hữu. Tại Khoản 1 Điều 9, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có quy định rõ chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân tạo lập hợp pháp nhà ở.

Như vậy, những biệt thự bỏ hoang không phải là tài sản vô chủ hay không xác định được chủ sở hữu; do đó, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải được sự đồng ý của chủ sở hữu. Việc chiếm hữu biệt thự bỏ hoang là chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật.

Còn tại Điều 8 Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định: Nghiêm cấm một số hành vi trong lĩnh vực nhà ở như xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng nhà ở của tổ chức, cá nhân; chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật.

Hình ảnh những ngôi biệt thự liền kề hoang phế, không dấu chân người đã khiến không chỉ những người đi đường cảm thấy ớn lạnh mỗi khi nhìn vào, mà còn gây cảm giác không an toàn cho những hộ dân sống gần đó.

Bác Thịnh - người dân mới chuyển đến khu biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn cho biết: “Người dân sống quanh khu vực này thưa thớt, nên vấn đề an ninh cũng đáng lo ngại, nạn trộm cắp đôi khi cũng xảy ra, đặc biệt là các đối tượng nghiện ma túy thường xuyên lảng vảng trong những căn biệt thự gần đó. Buổi tối đêm, nhìn cả dãy nhà hoang vu, ai đi qua cũng sợ hãi”.

Cách đó không xa, tại làng Việt kiều Châu Âu nằm trong khu Mỗ Lao, quận Hà Đông cũng không hiếm các căn biệt thự bị bỏ hoang như vậy. Nhà được xây dựng với kiến trúc rất đẹp, nhưng đi cả khu mới thấy được lác đác người dân, nhưng chỉ là người lao động đến thuê hay tự ý vào ở, thậm chí biệt thự chỉ dùng để nuôi gà, trồng rau, có căn biệt thự lại trở thành bãi chứa đồ đồng nát.

Các căn nhà bỏ hoang, không có chủ ở đã vô tình trở thành tụ điểm của các thanh niên tập trung hút chích. Theo phản ảnh của người dân sống xung quanh các căn biệt thự bỏ hoang, tình trạng thanh niên lạ nhiều nơi khác đến tụ tập tiêm chích vẫn còn tồn tại.

Chia sẻ với phóng viên, một người dân thuê lại biệt thự bỏ hoang để kinh doanh cho hay: “Hồi mới đến thuê nhà, lúc dọn dẹp thu được cả một bao dứa vỏ chai nhựa, cả một bịch đầy kim tiêm, nghĩ lại vẫn thấy rùng mình”. Còn chị Lan mới chuyển đến khu biệt thự này cho biết, có lần, buổi chiều đi làm về đã thấy có đôi trai gái đưa nhau vào căn biệt thự còn trống để “hành xử”…

Khu đô thị Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), có một vị trí đắc đạo nằm trên tuyến đường 70, huyết mạch của Thủ đô Hà Nội, có tổng mức đầu tư 1.071 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục nhà biệt thự, chung cư, trường học, sân chơi trẻ em, do CTCP Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) làm chủ đầu tư, cũng có nhiều căn cũng chưa có người ở.

Gặp bà Nguyễn Thị Phượng - một người thuê nhà tại KĐT Trung Văn, được biết : “Tôi thuê chỗ này đã được 3 năm, được cái giá thuê rẻ, kinh doanh cũng đủ sống, nhưng cũng có nhiều điều khiến tôi lo nơm nớp”. Tìm hiểu lý do mới vỡ lẽ nỗi lo của bà cũng có lý, khi chủ yếu các khu biệt thự ở đối diện và dọc đường nơi bà ở đều bỏ hoang.

Cứ buổi xế chiều là xuất hiện những tốp đối tượng khả nghi tụ tập. Bước vào vài biệt thự thấy cả kim tiêm đang còn đỏ máu. Không những làm mất mỹ quan chung, những khu biệt thự này đã trở thành điểm đen cho những người làm công tác quản lý trật tự xã hội, khi mà an ninh của khu đô thị quá lỏng lẻo, không bảo vệ,  kiểm soát được người ra vào.

Nảy sinh tội phạm trộm cắp

Dư luận hẳn vẫn chưa quên, đầu năm 2014, CA phường La Khê (quận Hà Đông-HN) nhận được trình báo của 3 hộ dân ở KĐT mới Văn Khê về việc bị kẻ gian đột nhập vào nhà lấy cắp tài sản. Hiện trường xảy ra vụ việc đều là các căn biệt thự nằm liền kề với những căn chưa có người ở.

Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định đối tượng gây án đã nhằm lúc người dân đi vắng, đục phá tường tiếp giáp giữa những căn biệt thự liền kề. Thông qua các ô tường bị đục, kẻ gian đã chui vào biệt thự có người ở để lục soát, lấy cắp tài sản. Do người dân ở đây thường đi làm từ sáng đến đêm, thậm chí thường xuyên vắng nhà nhiều ngày nên đối tượng đã có cơ hội thuận lợi để gây án.

Sau đó thời gian ngắn, tại lô 34 – LK 5 KĐT mới Văn Khê cũng xảy ra vụ đột nhập lấy cắp tài sản với thủ đoạn tương tự. Chủ căn biệt thự liền kề nằm giữa 2 căn nhà chưa có người ở cho biết, đã bất ngờ khi biết trộm đột nhập, dù trước đó, khi về quê ăn Tết, chủ nhà đã cẩn thận khóa từng cửa sổ, cửa ban công và cửa ra vào…

Việc tội phạm nảy sinh từ những căn biệt thự bỏ hoang trong các KĐT mới là mối nguy với an ninh trật tự xã hội. Nhiều KĐT mới chưa được bàn giao cho chính quyền, trong khi, tại đây cũng có lực lượng quản lý, bảo vệ, nên trách nhiệm về giữ gìn an ninh trật tự là của Ban Quản lý dự án.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần rà soát lại những KĐT hiện có biệt thự bỏ hoang, có biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan công an với chủ đầu tư, ban quản lý, ban quản trị các dự án nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống tội phạm.

Mai Hương - T.Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động