Hệ lụy sau cơn say
Khách hàng uống say rượu, bia được sử dụng taxi miễn phí? | |
Công nghệ ngăn chặn người say rượu lái xe | |
Vì sao người Việt nhậu nhẹt nhiều ? |
“Ước mơ” bữa tối xum vầy
Chị Nguyễn Thị Thao, có chồng làm trong một công ty dầu khí, chia sẻ, chồng chị là trưởng phòng nên thường xuyên phải tiếp đối tác, đi cùng sếp để tiếp khách. Giai đoạn đầu mới vào làm thì ít đi uống rượu nhưng càng về sau tần xuất càng tăng. Từ lâu rồi chị không có thói quen chờ chồng về để cùng ăn tối, con chị cũng ít khi nhắc tới bố vì lúc nào chồng chị cũng đưa ra lý do bao biện để đi nhậu. Gọi điện thì tắt máy, lúc nghe máy thì nghe thấy toàn tiếng “zô”, tiếng “cạch”. Nhiều lần như thế chị cũng chán không muốn gọi nữa và dần dần thành quen.
“Chuyện đêm về muộn, say nói linh tinh hay nôn mửa có thể nói là quen thuộc với tôi. Nhiều lần khuyên nhủ cũng có, cãi nhau bỏ về nhà mẹ đẻ cũng có nhưng cuối cùng cũng phải đầu hàng. Vợ chồng lấy nhau cũng gần chục năm mà như không có chồng, sáng dậy thì chồng đã đi, tối chồng về thì vợ con đã ngủ”, chị Thao ngao ngán kể.
Ảnh minh họa |
Có rất nhiều lý do để dân công sở nhậu như vừa mới đi làm thì khao lương tháng đầu tiên, làm một thời gian thì khao lên chức, có hợp đồng lớn cũng khao. Đó là không kể tới những tiệc không thể vắng mặt như tiệc cưới, sinh nhật, khánh thành nhà mới… hay chỉ lý do đơn giản là mới mua đôi giầy mới. Nhiều khi để có lý do uống cho “hợp pháp” thì dân công sở thường nghĩ ra đủ cách để trốn vợ. Lúc thì vợ thằng bạn vừa sinh thằng cu, rủ đi ăn mừng… hay sếp gọi gấp đi tiếp khách… Không biết từ bao giờ, rượu, bia đã trở thành “người bạn tâm giao” với dân công sở.
Cũng có trường hợp, có người uống rượu không phải vì nghiện mà vì bất đắc dĩ. Anh Sơn Tùng, giám đốc công ty chuyên về quảng cáo, chia sẻ, trước kia anh không biết uống và cũng không thích uống rượu bia nhưng vì nhiều lần bị đồng nghiệp kích bác nên cũng tập uống, dần dần thành quen.
Theo khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu, tức là hàng năm tiêu tốn cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu. Cũng theo khảo sát gần đây nhất của cơ quan này, tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân. Điều đáng chú ý, nhóm người có trình độ học vấn có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất.
Những hệ lụy khó lường
“Zô”là câu quen thuộc của dân nhậu nói chung và dân công sở nói riêng. Ăn thì ít mà uống thì nhiều, trên mỗi bàn nhậu người ta thi nhau đo tửu lượng. Sau mỗi lần như vậy, chưa nói tới việc tốn kém về tiền bạc có thể thấy chất lượng công việc giảm sút, giao tiếp không kiểm soát và đặc biệt là sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quay trở lại chuyện gia đình chị Thao, trong xã hội hiện nay có hàng nghìn người vợ “thèm một bữa cơm xum vầy” như gia đình chị. Còn nhìn từ góc độ công việc, nhiều người vì quá chén sau giờ nghỉ trưa, công việc thì dở dang vì không tỉnh táo để làm tiếp được. Lời ăn, tiếng nói thiếu kiểm soát... hình ảnh của một người bình thường say xỉn đã xấu và những cán bộ công chức nhà nước say xỉn thì thật khó chấp nhận.
Lý giải cho việc uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) giải thích, sau khi uống, rượu được hấp thu một phần nhỏ ở ngay miệng, thực quản, và dạ dày. Nhưng đến 80% lượng rượu sẽ được hấp thu tại ruột non. Thường khoảng 30-90 phút sau khi uống lượng rượu hấp thu vào trong máu sẽ đạt đỉnh tối đa.
Rượu, bia tác động chủ yếu vào hệ thần kinh trung ương. Ở nồng độ thấp, rượu có tác dụng an thần, làm giảm lo âu. Ở nồng độ cao hơn rượu gây rối loạn tâm thần, mất điều hòa, không tự chủ được hành động. Khi nồng độ rượu trong máu quá cao, người ta có thể bị hôn mê, ức chế hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cũng do rượu gây phấn chấn, mất kiểm soát nên người say rượu có xu hướng dễ bị kích động.
Ngoài ra, rượu, bia còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Bà Trần Thị Trang - Phó vụ trưởng vụ Pháp chế của Bộ cho hay, tại Việt Nam, 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Rượu bia là một thành phần khó thiếu trong những cuộc vui, nhưng quá chén rượu bia cũng đã gây ra nhiều tác hại với cả sức khỏe của người uống và an ninh trật tự xã hội. Để kiếm soát mình tốt nhất thì theo lời khuyên của các chuyên gia nên học cách từ chối rượu, bia khi cần thiết.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52