HĐND Thành phố tổ chức phiên giải trình về quy tắc ứng xử trong công sở và nơi công cộng
Các đồng chí: Hoàng Trung Hải - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Nguyễn Đức Chung - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố; Vũ Hồng Khanh – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội, dự và chủ trì hội nghị.
Phiền giải trình được trực tuyến tại 30 điểm cầu quận, huyện, thị xã thuộc thành phố. Đặc biệt cùng với các đồng chí lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện, thị xã còn có lãnh đạo xã phường cùng tham gia phiên giải trình.
Toàn cảnh phiên giải trình |
Phát biểu khai mạc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, nội dung việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố, là 2 nội dung được HĐND Thành phố chọn để yêu cầu UBND Thành phố và các cơ quan liên quan giải trình tại phiên giải trình hôm nay bởi các lý do: Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của cả nước; là biểu tượng của đất nước trong mở rộng quan hệ xã hội; Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh với giá trị nhân văn sâu sắc để văn hoá và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn là việc làm quan trọng của Thu đô và cả nước.
Ngay đầu nhiệm kỳ UBND Thành phố đã ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử trên, nhằm tạo bước đột phá xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, mà cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ phải đi đầu, gương mẫu, tuy nhiên đến nay kết quả đạt được vẫn chưa như mong muốn, vẫn còn những vi phạm của cán bộ, công chức với đồng nghiệp, với nhân dân, gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng bạo lực gia đình, ứng xử thiếu văn minh, văn hoá vô cảm, mê tín dị đoan vẫn diễn ra.
Cùng với đó qua các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri cho thấy hơn 40% ý kiến cử tri mong muốn xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Nhiều cử tri tâm huyết và trăn trở với việc gìn giữ những nét văn hoá đậm đà, thanh lịch không thể lẫn với nơi đâu của người Hà Nội.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc phiên giải trình |
Trên cơ sở đó, HĐND Thành phố mong phiên giải trình sẽ làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của từng cấp, từng ngành các cá nhân, tổ chức trong vi phạm, hạn chế. Đồng thời, đề xuất các lộ trình khắc phục những hạn chế nhằm tạo ra sự chuyển biến và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô.
Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Căn cứ kết quả giải trình của các sở ngành quận huyện và phương hướng lộ trình giải pháp, Thường trực HĐND Thành phố sẽ xem xét biểu quyết, thông qua kết luận phiên giải trình và tổ chức giám sát việc tổ chức thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến trong thực hiện Quy tắc ứng xử của thành phố, tạo sự vào cuộc của các tầng lớp nhân dân Thủ đô trong sự phát triển văn hóa xã hội và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh với những giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần xây dựng Thủ đô thực sự là trung tâm văn hóa lớn, phát triển bền vững và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cử tri Thủ đô.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên giải trình |
Sau khi xem đoạn băng video về việc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố, các đại biểu HĐND đặt câu hỏi đến các đơn vị có trách nhiệm.
2 bộ quy tắc bước đầu đi vào cuộc sống
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần thế Cương - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP về kết quả 1 năm thức hiện 2 quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng và công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố, ông Tô Văn Động Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết: Hà Nội là Thành phố tiên phong của cả nước xây dựng, ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử, đến nay đã triển khai được 1 năm, thể hiện sự quyết liệt của Đảngg bộ, chính quyền thành phố trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử đã bước đầu đã đi vào cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Hoài nam - Trưởng ban Pháp chế HĐND Thành phố đặt câu hỏi tại phiên giải trình |
Cụ thể, ngay sau khi Chủ tịch UBND Thành phố ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử Sở VHTT đã ra 6 văn bản hướng dẫn để triển khai 2 bộ quy tắc ứng xử này. Các cơ quan trực thuộc thành phố đã tổ chức ban hành Quy tắc úng xù' cùa cán bộ, công chúc, viên chúc, nguôi lao động đang công tác tại các co quan, đơn vị với nhiều hình thúc: tổ chúc Hội nghị quán triệt, ký cam kết giũa thủ trưởng và công chức, viên chức, người lao động.
Đặc biệt, bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan đã có kết quả rõ nét hơn.Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động luôn chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, không sử dụng phương tiện công vào việc riêng. Thái độ ứng xử của công chức đúng mực, niềm nở với người dân và am hiểu pháp luật, quy trình thủ tục.
Đối với bộ quy tắc ứng xử ở nơi công cộng, 30/30 quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai, phổ biến quy tắc bằng nhiều hình thức khác nhau đến tất cả các ban, ngành, đoàn thể, thành viên ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá các cấp, trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cử, các tổ trưởng tổ dân phố nắm rõ chủ trương.
Các địa phương đã tăng cường thời lượng tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng trên hệ thống truyền thông của cơ sở tới nhân dân trên địa bàn; Tuyên truyền quy tắc trên trang thông tin điện tử, đài truyền thanh của quận, huyện, xã, phường; bổ sung tài liệu quy tắc ứng xử vào thư viện, tủ sách pháp luật đặc biệt là tủ sách của nhà văn hoá thôn, xóm, khu phố.
Ông Tô Văn Động Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội thông tin về kết quả thực hiện 2 quy tắc ứng xử |
Kết quả tại các nơi công cộng, quảng trường, công viên, người dân đã ý thức hơn trong việc không ngắt hoa bẻ cành, vứt rác bừa bãi. Tại các cơ sở tôn giáo, người dân có ý thức chấp hành các quy định, tôn trọng tự do tín ngưỡng; khi tham gia giao thông đã có những hành vi ứng xử tốt hơn.
Tuy nhiên, Giám đốc Sở VHTT cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế. Cụ thể, đối với kết quả thực hiện bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ thì chuyển biến chưa được rõ rệt, chưa tạo ra nét văn hóa ứng xử và hình ảnh riêng biệt của người Hà Nội. Công tác tuyên truyền còn chưa sinh động. Một số cán bộ còn chưa nắm rõ được nội dung quy tắc, chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định mà bộ quy tắc đề ra.
Đối với bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng thì vẫn còn hành vi chưa đẹp, chưa nhân văn. Thậm chí, có hành vi vi phạm gây mất trật tự xã hội, mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Thủ đô.
Đại biểu Duy Hoàng Dương - Phó Trưởng ban Văn hóa Xã hội HĐND TP đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ với trách nhiệm là cơ quan chủ trì tham mưu cho TP trong công tác cải cách hành chính cho biết về tổng số hồ sơ TTHC bị quá hạn trong năm 2017. Có bao nhiêu tổ chức đơn vị được nhận văn bản xin lỗi và bao nhiêu thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan ký văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức vì đã để xảy ra chậm trễ trong giải quyết TTHC?
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam đề nghị làm rõ tình hình triển khai việc cụ thể hóa các chế tài xử lý cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ vi phạm?
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết: thẩm quyền, việc ban hành các hệ thống chế tài này thuộc các cơ quan của T.Ư. Tuy nhiên, để thực hiện được việc Ban Chỉ đạo giao, Sở Nội vụ đã chủ động xây dựng dự thảo một bộ chế tài xử lý cụ thể, bước đầu đưa ra 114 tình huống, vừa qua đã báo cáo Ban chỉ đạo Chương tình 04 vì thẩm quyền không phải cấp ban hành nên trước mắt cho thí điểm tạm thời triển khai thực hiện trên địa bàn TP và Ban Chỉ đạo đã đồng ý. Nên, khi có chủ trương cho phép tạm thời thí điểm thì Sở sẽ đưa ra lấy ý kiến các cơ quan liên quan để làm thí điểm và tiếp tục kiến nghị với các cơ quan T.Ư cụ thể hóa các nội dung chế tài này theo đúng quy định pháp luật.
Về đánh giá sự hài lòng của người dân, ông Sáng cho rằng quy tắc ứng xử này mới ban hành hơn 1 năm và qua kết quả bước đầu cho thấy có chuyển biến. Nếu tới đây thành phố có một hệ thống chế tài nữa thì các hành vi của các cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc tốt hơn.
Ông Nguyễn Quang Thắng - Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) giải trình tại phiên giải trình |
Cán mộ bộ phận một cửa "gây khó dễ" người dân
Giải trình về sự việc ngày 10/1/2018 trong clip nêu về việc cán bộ trả lời dân lãnh đạo đi vắng, không biết khi nào trả hồ sơ, ông Nguyễn Quang Thắng - Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) cho biết: Ngay sau khi 2 bộ quy tắc ứng xử của Thành phố được ban hành và kế hoạch của quận Cầu Giấy, chúng tôi đã triển khai nghiêm túc đến từng cán bộ công chức của phường và xuống các địa bàn dân cư trong toàn phường. Trong năm qua, các cán bộ, công chức của phường cũng đã thực hiện rất nghiêm túc. Trong năm qua, phường đã thực hiện hơn 18 nghìn thủ tục hành chính và cũng chưa nhận được bất kỳ đơn thư khiếu nại của người dân về vấn đề này.
Đối với những thủ tục nhạy cảm như chứng tử, phường quán triệt CBCC làm cả ngày thứ 7 và chủ nhật để phục vụ người dân. Trong năm qua đã làm được 5 trường hợp trong các ngày lễ và ngày nghỉ. Đặc biệt có một trường hợp chúng tôi xuống tận Bệnh viện Bạch Mai để làm thủ tục cho người dân.
Cũng trong năm qua, phường đã phát ra hơn 1200 phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân, kết quả nhận được hơn 50% số phiếu rất hài lòng và không có phiếu đánh giá không hài lòng.
Theo ông Thắng, trường hợp của nhân viên bộ phận một cửa của phường trong clip vừa nói đến trong năm qua làm việc rất tốt, đã được UBND quận Cầu Giấy tặng danh hiệu người tốt việc tốt. Còn tại thời điểm clip ghi hình, tất cả lãnh đạo phường đang có buổi họp liên quan đến việc cưỡng chế dự án rất phức tạp. Ngay sau khi biết vụ việc, chúng tôi đã tiến hành họp rút kinh nghiệm và yêu cầu công chức vi phạm viết bản kiểm điểm, đồng thời đổi vị trí cho một đồng chí khác vào thay thế công việc này. Qua clip này, có rất nhiều vấn đề cán bộ, công chức cần phải rút kinh nghiệm, thậm chí lãnh đạo phường cũng cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhất định trong năm 2018, chúng tôi sẽ không để xảy ra những trường hợp tương tự xảy ra.
Có hiện tượng cấp giấy khám sức khoẻ khống
Trả lời câu hỏi của đại biểu về hiện tượng cấp giấy khám sức khỏe khống, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền thừa nhận hiện tượng này là có. Ông Hiền cho biết, vấn đề liên quan đến ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan và nơi công cộng, ngành y tế đã triển khai rất nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trong đó các lực lượng thanh niên xung kích cũng được huy động, song chưa đáp ứng hết nguyện vọng người dân. Về hiện tượng cấp giấy chức nhận sức khỏe khống, theo ông Hiền đã diễn ra tại Trung tâm Giám định y khoa và Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, nhưng đều ở ngoài khu vực bệnh viện, Sở Y tế đã kiểm tra xử lý, kể cả một số đối tượng cò mồi trong khám chữa bệnh.
“Tại Bệnh viện Hà Đông đến nay cơ bản không còn nữa; tại Trung tâm Giám định y khoa thì chúng tôi xin tiếp thu ý kiến và tiếp tục chỉ đạo. Trong phóng sự vừa phát phản ánh tình trạng này tại Bệnh viện Nam Thăng Long, dù không thuộc quản lý của Sở Y tế, chúng tôi cũng tiếp thu và sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, phối hợp chặt cùng cơ quan Công an khắc phục hạn chế và đảm bảo phục vụ bệnh nhân tốt hơn”, ông Hiền cho biết.
Chất vấn nhóm vấn đề quản lý lễ hội
Liên quan đến các vấn đề về quản lý lễ hội, đại biểu Hoàng Tú Anh và đại biểu Ngọc Anh chất vấn: Nhiều năm qua tình trạng bán thịt thú rừng sống ngang nhiên tại lễ hội Chùa Hương, đề nghị Chủ tịch Chủ tịc UBND huyện Mỹ Đức cho biết trách nhiệm về ai, cách giải quyết triệt để?
Qua khảo sát của Ban đô thị HĐND Thành phố trên địa bàn quận Tây Hồ, Đống Đa còn những bãi đỗ xe không phép, chặt chém khách, đề nghị lãnh quận Tây Hồ, Đống Đa cho biết trách nhiệm và cách giải quyết.
Đại biểu Hoàng Tú Anh nêu câu hỏi |
Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hoạt cho biết, lễ hội năm nay tăng gần 10 nghìn lượt khách so với năm 2017, công tác tổ chức lễ hội đã để lại dấu ấn cho du khách. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần rút kinh nghiệm để khắc phục. Về tình trạng bán thịt thú rường ở khu vực Chùa Hương, huyện đã cử các tổ đi kiểm tra, đến nay đã xử lý 23 trường hợp vi phạm, xử phạt hơn 7 triệu đối với các trường hợp bày bán thức ăn không đảm bảo chất lượng. “Mặc dù qua các phóng sự, phản ánh của báo chí là bày bán thú rừng nhưng qua kiểm tra, chúng tôi khẳng định đây là giả thú rừng, chắc chắn không phải thịt thú rừng hoang dã”, ông Hoạt khẳng định.
Giải trình về hiện tượng tồn tại bãi giữ xe không phép, Chủ tịch UBND quận Đống Đa, Võ Nguyên Phong cho biết, trên địa bàn quận có 16 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội có quy mô lớn, đặc biệt trên địa bàn có Văn miếu Quốc Tử Giám. Về cơ bản, các lễ hội đều được tổ chức bài bài, tạo được thiện cảm với người dân và du khách.
Về bãi xe khu vực Văn miếu Quốc Tư Giám, UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đi kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Cũng theo ông Võ Nguyên Phong, tới đây, UBND quận sẽ chỉ đạo các lực lượng kiểm tra hết các điểm đỗ xe trên địa bàn, trên cơ sở các điểm có đủ điều kiện quận sẽ báo cáo Sở GTVT cấp phép để đưa vào quản lý theo quy định. Ông Phong cũng kính đề nghị UBND Thành phố tiếp tục cho phép Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám trông giữ xe tại khu vực Vườn Giám để đảm bảo phục vụ nhân dân tham quan khu vực di tích Văn miếu Quốc Tử Giám.
Chấn chỉnh nghiêm túc những sai phạm
Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, ngay từ đầu năm 2016, TP đã quyết liệt chỉnh sửa, lấy ý kiến nhiều vòng để ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử. Qua một năm thực hiện, 2 bộ quy tắc bước đầu đã đi vào đời sống. Các cấp TP cũng đã triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể để tăng cường phục vụ nhân dân như: Đẩy mạnh tuyên truyền, sắp xếp lại bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính,... Bên cạnh đó, TP cũng sẽ tiếp tục kiên trì tuyên truyền vận động, để xây dựng thành nếp sống tự giác trong các cơ quan, cũng như tuyên truyền để tạo nếp sống cho người dân ở nơi công cộng.
Chủ tịch UBND TP cũng thẳng thắn cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại hạn chế. Cụ thể, qua báo cáo, vẫn còn một bộ phận Chủ tịch, phó chủ tịch cấp xã, phường, lãnh đạo các phòng, chuyên viên ở các sở, ngành, quận, huyện, thị xã vẫn thực sự nhũng nhiễu. Do đó, trong thời gian tới, TP sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất để phát hiện các sai phạm, kịp thời xử lý. Đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí cùng giám sát, tiếp tục cung cấp thông tin để TP kịp thời xử lý. TP cũng đang xây dựng những chế tài, cố gắng trình HĐND TP vào phiên họp tới đây để xử lý nghiêm những hành vi thiếu văn hóa.
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, TP cũng đang đẩy mạnh quy trình phân loại công chức khách quan, công bằng theo hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đồng thời rà soát, rút ngắn các thủ tục hành chính, cắt bỏ những thủ tục không cần thiết để giảm thời gian tối đa. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, phấn đấu tất cả các dịch vụ TTHC đều được thực hiện theo DVCTT mức độ 3, 4, được trả qua bưu điện và trả tại nhà người dân. Trên cơ sở đó giảm phiền hà thấp nhất, tiến tới không có hành vi tiêu cực khi phục vụ nhân dân. Việc ứng dụng CNTT được TP coi là đòn bẩy để xây dựng chính quyền điện tử.
Tới đây, với những nơi dễ phát sinh tiêu cực như ở các bệnh viện, giao thông,... lực lượng chức năng của Thành phố sẽ tổ chức trinh sát để nắm bắt tình tình, phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm những hành vi sai phạm. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND cũng mong muốn mỗi người dân với tinh thần trách nhiệm của mình, cần thực hiệm nghiêm túc quy tắc ứng xử của TP, đồng thời đôn đốc nhắc nhở để cùng nhau xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.
Về công tác lễ hội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho hay, trước lễ hội, các đơn vị chức năng đều họp và có các giải pháp đôn đốc rất cụ thể. Tuy nhiên, tại một số lễ hội vẫn còn xảy ra tình trạng tiêu cực. Do đó, thời gian tới, TP sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành. Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện và kịp thời xử lý những vi phạm phát sinh.
Phát biểu kết luận phiên giải trình, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá cao chất lượng phiên giải trình, sự nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết qua nội dung chất vấn của đại biểu và sự nghiêm túc của đại diện sở, ngành, quận, huyện giải trình. “ Các đồng chí đã nhận thức đúng vi phạm của mình, đã có giải pháp khắc phục, xử lý cán bộ vi phạm nghiêm túc”, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐND Thành phố cũng đánh giá cao ý kiến tiếp thu giải trình của đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố, trong đó có 15 nhóm giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại của các vấn đề trên Điều này thể hiện sự quyết tâm rất cao của người đứng đầu chính quyền thành phố đối với việc xây xựng bộ máy chinh quyền hoạt động hiệu quả, chất lượng và vì dân.
Theo Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, xây xựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch nói chung và 2 quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng nói riêng , được Thành uỷ, HĐND, UBND các cấp rất quan tâm, đặc biệt là đồng chí Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải.
UBND TP đã ký 20 văn bản về lĩnh vực này, Sở Nội vụ và các sở ngành đã kiểm tra, xử lý vi phạm một cách nghiêm túc, từ đó tạo sự chuyển biến trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thể hiện nét đẹp của người Hà Nội. Ứng xử trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã có chuyển biến, đúng mực, hoà nhã.
Việc quản lý lê hội của các cấp cũng được quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, một số hình ảnh phản cảm từng bước được xoá bỏ.
Tuy nhiên đồng chí cũng cho rằng sau hơn 1 năm thực hiện 2 quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Quy tắc ứng xử nơi công cộng, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự đi vào cuộc sống, vẫn còn hiện tương cán bộ công chức, viên chức chưa hoàn thàh nhiệm vụ, gây khó khăn cho nhân dân đến giao dịch…
Để tiếp tục chỉ đạo thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử hiểu quả hơn, đồng chí đề nghị trong thời gian tới UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp các ngành thức hiện Chương trình 04 của Thành Uỷ Hà Nội và 2 quy tắc ứng xử trên. Mỗi quy tắc phải có hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04