Hấp dẫn sắc thái văn hoá Thái Bình

(LĐTĐ) Trong hai ngày mồng 4, 5 Tết (28, 29/1/2020), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức chương trình Vui Xuân Canh Tý: Sắc thái văn hóa Thái Bình.
hap dan sac thai van hoa thai binh Khám phá những dấu ấn đặc sắc âm nhạc của người Khơ Mú tại Hà Nội
hap dan sac thai van hoa thai binh Trẻ em Thủ đô thích thú khám phá mâm cỗ Trung thu
hap dan sac thai van hoa thai binh Vui xuân Kỷ Hợi với sắc thái văn hóa Bắc Giang giữa lòng Thủ đô

Thái Bình từ lâu được mệnh danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, mang trong mình nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Nét đẹp trong văn hóa Thái Bình thể hiện qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, dân ca, dân vũ đặc sắc.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Các nghệ nhân trình diễn ông Đùng, bà Đà.

Đến với chương trình Vui Xuân Canh Tý: Sắc thái văn hóa Thái Bình, công chúng có cơ hội tìm hiểu và khám phá những giá trị văn hóa của vùng quê lúa. Du khách được đắm say trong làn điệu chèo cổ ngọt ngào của nghệ nhân làng Khuốc; tiết mục trình nghề tứ dân giúp công chúng tìm hiểu xã hội xưa với các thành phần nghề sĩ, nông, công, thương; Trình diễn múa ông Đùng bà Đà gắn với sự tích bà Chúa Muối, sau khi rước Đùng về đền, người dân ở Thụy Hải có tục phá Đùng, mọi người lấy những chiếc nan đan Đùng mang về nhà làm phúc và cầu mong may mắn cho năm mới.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Nghệ nhân Thái Bình hướng dẫn làm pháo đất.

Khách tham quan được trải nghiệm làm pháo đất và thưởng thức tiếng nổ vang rộn cùng sự cổ vũ hò reo của mọi người. Đặc biệt, các em nhỏ có cơ hội khám phá bức tranh làng quê qua các tích trò múa rối nước dí dỏm, sôi động.

Bên cạnh các hoạt động của Thái Bình, còn có các hoạt động mang đậm màu sắc Tết cổ truyền. Du khách được sống trong không khí vui tươi, náo nhiệt của tiếng trống, chiêng rộn ràng qua tiết mục múa tứ linh với ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho Phúc - Lộc - Thọ tới muôn nhà.

Cùng với đó, còn có hoạt động xin chữ đầu năm, tìm hiểu ý nghĩa, phong tục của dân tộc thông qua con chữ. Du khách được trải nghiệm tự tay in những ván gắc gỗ Đông Hồ để tạo nên bức tranh dân gian mà mình yêu thích. Các bức tranh phác họa đời sống thường ngày với mong muốn về một cuộc sống gia đình thuận hòa, yêu thương con người, cuộc sống sung túc, an nhàn, ấm no, hạnh phúc.

hap dan sac thai van hoa thai binh
Nghệ nhân tặng chữ thư pháp cho trẻ em.

Để chào mừng năm Canh Tý, công chúng nhỏ tuổi có thể lựa chọn tô vẽ những con vật gắn với tuổi của các thành viên trong gia đình cũng như in bức tranh dân gian Đông Hồ đám cưới chuột hay nặn tò he với các chú chuột ngộ nghĩnh. Tham gia chương trình, công chúng có cơ hội trải nghiệm chơi một số trò chơi dân gian ngày Tết: đánh đu, kéo co, bắt chạch trong chum, ném pao, tung còn...

Đây là những trải nghiệm nhằm tăng cường cho công chúng khả năng tự chơi để khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng nhau khám phá trò chơi dân gian. Ông bà, cha mẹ có dịp hướng dẫn con cháu chơi trò chơi thủa thơ ấu từ đó góp phần tăng cường mối quan hệ, sợi dây tình cảm trong gia đình. Điều này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.

Trước đó, vào 9h, ngày 23 tháng Chạp (17/ 1/2020), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tổ chức chương trình Trải nghiệm Tết Việt cùng nghệ nhân. Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân đến Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh cùng các em học sinh đến từ một số trường Tiểu học và Trung học cơ sở, trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các em được tham gia trải nghiệm, tìm hiểu về Tết cổ truyền của dân tộc qua đa dạng các hoạt động tìm hiểu ý nghĩa ngày Tết với các hoạt động dựng cây nêu, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, nặn tò he và tô vẽ tranh 12 con giáp. Giao lưu với các nghệ nhân Thái Bình thông qua trình diễn ông Đùng bà Đà, chèo cổ, pháo đất, gói bánh chưng, khám phá di sản văn hóa Thái Bình qua tô vẽ. Đồng thời chơi trò chơi ngày Tết của một số dân tộc.

TS. Đặng Xuân Thanh - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Chương trình Tết là một trong những hoạt động thường niên của Bảo tàng. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đưa hơn 40 nghệ nhân đến Hà Nội trình diễn, giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của vùng quê lúa.

Thông qua chương trình chúng tôi mong muốn công chúng có cơ hội khám phá những nét văn hóa truyền thống của ngày Tết cũng như nét đặc trưng của các vùng miền bằng trải nghiệm thực tế. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để chủ thể văn hóa tự giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của tộc người mình. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống qua các thế hệ”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Xem thêm
Phiên bản di động