Trẻ em Thủ đô thích thú khám phá mâm cỗ Trung thu

(LĐTĐ) Trung thu là sự kiện thường niên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được nhiều gia đình, nhất là các em nhỏ mong đợi. Đến với chương trình năm nay, các em nhỏ được học làm đồ chơi Trung thu truyền thống và trò chuyện với nghệ nhân về ý nghĩa của mâm cỗ trong dịp tết trông trăng.
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu Trẻ em Thủ đô hào hứng khám phá văn hoá Hàn Quốc nhân ngày Tết Thiếu nhi
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu Miễn phí vé vào cửa cho cựu chiến binh dịp 30/4, 1/5
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu Vui xuân Kỷ Hợi với sắc thái văn hóa Bắc Giang giữa lòng Thủ đô

Trong hai ngày 7, 8/9/2019 (tức ngày 9,10/8 âm lịch), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình Trung thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai.

Ngoài các hoạt động liên quan đến Trung thu, chương trình giới thiệu đến công chúng những đặc trưng văn hóa của Gia Lai thông qua hoạt động trình diễn cồng chiêng, múa hát dân gian, chơi nhạc cụ truyền thống, đan gùi, tạc tượng, dệt thổ cẩm của người Bana, Giarai và thưởng thức hương vị ẩm thực núi rừng Tây Nguyên.

tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình Trung thu 2019: Sắc màu văn hóa Gia Lai.

Cùng với các hoạt động giới thiệu văn hóa và con người vùng đất Gia Lai, các em thiếu nhi còn được xem những màn lân sôi động cùng điệu cười thật duyên của ông địa, kết hợp với tiếng trống, tiếng chũm chọe, tiếng la, tạo không khí vui tươi, rộn ràng.

Đến với chương trình năm nay, các em nhỏ được tham gia một trải nghiệm mới qua hoạt động trò chuyện với nghệ nhân về ý nghĩa mâm cỗ truyền thống và cách bày cỗ trong dịp Tết trông trăng. Với người Việt, mâm cỗ Trung thu không chỉ để trẻ em phá cỗ sau khi rước đèn mà nó còn mang ý nghĩa cúng trăng, cầu mong con cái học hành, đỗ đạt hiển vinh thông qua hình ảnh ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy.

tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Nghệ nhân trò chuyện về ý nghĩa mâm cỗ Trung thu truyền thống.

Bên cạnh đó, các bạn nhỏ còn được trải nghiệm làm đồ chơi dân gian đặc trưng trong dịp Tết Trung thu (ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, đèn ông sư, đèn kéo quân, hoa quả bột…) dưới sự hướng dẫn của những người thợ thủ công và các tình nguyện viên. Bên cạnh các hoạt động trình diễn nghệ thuật và làm đồ chơi dân gian, du khách có cơ hội cùng người thân khám phá các trò chơi dân gian ở Tây Nguyên: Đứng tượng, trộm dưa leo, húc trâu, đá gỗ, cọp ốm…

Ngoài ra, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Học viện Khám phá tổ chức hoạt động Trải nghiệm khoa học qua đồ chơi dân gian: Mượn gió đẩy diều và chuyển động bí ẩn của đèn kéo quân. Thông qua các thí nghiệm khoa học liên quan đến sức gió và đối lưu khí, các em sẽ hiểu tại sao diều bay cao và trục đèn kéo quân chuyển động được. Đây là cơ hội để các nghệ nhân trực tiếp giới thiệu tri thức dân gian gắn với kiến thức khoa học qua cách làm đồ chơi, từ đó kích thích trí tò mò khám phá khoa học của các bạn nhỏ.

PGS. TS Bùi Nhật Quang - Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Trung thu là sự kiện thường niên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được nhiều gia đình, nhất là các em nhỏ mong đợi. Đến với chương trình năm nay, ngoài những món đồ chơi quen thuộc, khách tham quan có cơ hội khám phá và trò chuyện với nghệ nhân về ý nghĩa của mâm cỗ trong dịp tết trông trăng. Bên cạnh các hoạt động Trung thu, Bảo tàng còn giới thiệu đến công chúng những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Gia Lai, qua đó quảng bá văn hóa, nâng cao sự hiểu biết, thái độ trân trọng, khích lệ ý thức gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa của thế hệ trẻ.”

Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các em thiếu nhi và gia đình sẽ cùng nhau có những trải nghiệm thú vị với các hoạt động trong dịp Tết Trung thu cổ truyền. Đồng thời, đây cũng là dịp để du khách khám phá những nét văn hóa truyền thống của tộc người Bana và Giarai ở tỉnh Gia Lai ngay tại thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cha ông trong bối cảnh hội nhập.

Một số hình ảnh vui chơi của các em nhỏ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam:

tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Nghệ nhân hướng dẫn các em làm đèn kéo quân.
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Các em thiếu nhi Thủ đô được hướng dẫn làm đèn ông sao.

tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Nghệ nhân hướng dẫn nặn hoa quả bằng bột.

tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Các bạn nhỏ được nghe kể chuyện sự tích Trung thu.
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Trẻ em thích thú đùa nghịch với những chú lân.
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Hấp dẫn ẩm thực Gia Lai.
tre em thu do thich thu kham pha mam co trung thu
Trình diễn cồng chiêng của người Bana.
P.B

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Xem thêm
Phiên bản di động