Hàng trăm học sinh đánh đu tính mạng trên chuyến đò ọp ẹp
Các thầy ơi, hãy cứu môn lịch sử! | |
“Khai tử” môn lịch sử? | |
Phát động cuộc thi “Phòng chống bệnh tật học đường” | |
Cô giáo đánh bầm mông học sinh bị đề nghị chuyển công tác |
Chờ đò sau khi tan học |
Xả Quảng Minh, Thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) có 10 thôn cồn bãi, trong đó khoảng 500 hộ dân với hơn 3000 nhân khẩu của các thôn: Cồn Nâm, Minh Hà, Tân Định, Đông Thành sống bên kia sông Gianh.
Đã bao đời nay, hàng ngàn người dân và học sinh hằng ngày vẫn phải qua sông bằng thuyền gỗ, đây là phương tiện duy nhất nối 4 thôn với bên ngoài.
“Đò bắt đầu chạy vào 6h sáng và nghỉ vào lúc 7h tối, mùa nắng còn đỡ, mưa xuống thì cực lắm. Nhất là mỗi khi có người ốm nặng cần đi cấp cứu. Đêm khuya gọi đò rất bất tiện”, ông Nguyễn Văn Toàn, trưởng thôn Cồn Nâm cho biết.
Cảnh lên xuống đò lộn xộn |
Ở đây chỉ có lớp dành riêng cho các em học sinh bậc tiểu học và mầm non nên học sinh THCS và THPT đều phải qua sông đến trường. Tính riêng năm học này đã có hơn 200 em phải đi đò, nguy cơ tai nạn đường thủy luôn rình rập.
Theo quan sát, trên những chuyến đò ngang, số phao cứu sinh thường không được trang bị đủ, người đi đò không được mặc áo phao, chủ đò thường xuyên nhận chở quá số người quy định.
Khi mới lên đò, nhiều học sinh vẫn còn nghịch, chưa ổn định chỗ ngồi |
Em Hoàng Thị Cẩm Vân, học sinh lớp 6 ở thôn Đông Thành tâm sự: “Hằng ngày em phải dậy từ 4h sáng, sau khi học lại bài, 5h chúng em rủ nhau đạp xe lên bến đò gửi xe rồi đi đò sang sông đến trường”.
Mùa hè còn đi học kịp, nhưng mùa đông, đò chạy muộn nên nhiều học sinh phải chen chúc nhau mà vẫn trễ giờ. Còn mưa lũ là hàng trăm học sinh phải nghỉ học vì nước dâng cao, đò không qua sông được nên việc tiếp thu bài vở của các em chậm hơn so với những bạn ở bên kia sông.
Đò nhận chở quá số người quy định |
Lái đò đã 8 năm nay, chị Hoàng Thị Hồng Thái cho biết, nếu có xe máy thì thu 10 ngàn/người/lượt, còn không có xe thì 5 ngàn/người. Đối với học sinh thì thu theo năm, mỗi năm khoảng từ 50 ngàn đồng/một em.
Mật độ đi lại của người dân rất lớn, đò lại bé nên mất an toàn |
"Mấy lần đi họp phụ huynh cho em gái đang học THPT, lần nào cũng nghe cô giáo chủ nhiệm “tố cáo” vì các em bên này sông hay đi học muộn. Phụ huynh chúng tôi có trình bày nên cô cũng thông cảm”, anh Nguyễn Văn Thủy (29 tuổi) ở thôn Tân Định kể.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh cho biết: “Vùng cồn bãi nên đến nước sinh hoạt cũng phải mua bằng đò nên cuộc sống của bà con rất vất vả. Trong những đợt tiếp xúc đoàn đại biểu Quốc hội, chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị xin xây cầu cho người dân. Vừa rồi tỉnh đã có công văn về khảo sát, không biết thế nào chứ dân mong lắm”.
Theo Hải Sâm/Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40