Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?

Giá trị tài sản đảm bảo cho các trái phiếu mà nhóm công ty HAGL đã phát hành cho BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital đều đã rơi xuống dưới giá trị cần đảm bảo…
Hoàng Anh Gia Lai thống trị giải Cầu thủ trẻ hay nhất Việt Nam
Nếu không có Công Phượng, Hoàng Anh Gia Lai đang ở đâu?
Đại gia đầu tư vào nông nghiệp: Trước hết vì cái tâm
Hoàng Anh Gia Lai: Thay đổi để vượt qua “sóng dữ”
Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?

Kinh động đến NHNN

Trao đổi với VietTimes bên lề Đại hội đồng Cổ đông thường niên VPBank năm 2016 vừa diễn ra chiều 28/03, ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng Giám đốc VPBank, một chủ nợ lớn của HAG, xác nhận tình về cảnh khó khăn của “con nợ nghìn tỷ” của mình, đồng thời thừa nhận “câu chuyện giao dịch với Hoàng Anh Gia Lai là một bài toán rất là lớn”.

Thậm chí theo thông tin từ CEO của VPBank, câu chuyện nợ nần của Hoàng Anh Gia Lai đã “kinh động” tới cả Ngân hàng Nhà nước. “Bản thân ngân hàng đã cùng với Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại chương trình cấu trúc lại nợ cho Hoàng Anh Gia Lai”, ông Vinh tiết lộ.

Sự vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp này, xem xét một cách thấu đáo, không hề bất ngờ, nếu không muốn nói là bức thiết.

Bởi, theo số liệu trong báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV/2015 của HAG thì tính đến cuối năm 2015, nợ phải trả của tập đoàn này đã lên đến trên 32.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn và dài hạn là 27.000 tỷ đồng – hầu hết đến từ các ngân hàng thương mại với những nhà tài trợ vốn chủ yếu là BIDV, VPBank, Eximbank, Sacombank, HDBank, ACB…

Với việc dư nợ của các thành viên trong hệ thống đang “tụ” khá lớn ở HAG – ngang tổng tài sản của một ngân hàng thương mại cỡ nhỏ - thì rõ ràng an toàn hệ thống sẽ phải đối mặt với không ít những nguy cơ, nếu tình hình ở “siêu con nợ” này diễn biến theo chiều hướng xấu.

Một lý do khác khiến cho các chủ nợ ngân hàng không muốn cũng phải ngồi lại với nhau để cùng giải “bài toán lớn” Hoàng Anh Gia Lai là những ràng buộc pháp lý, liên quan đến công tác phân loại nợ.

Theo đó, cùng việc Thông tư 02 có hiệu lực, với những chuẩn mực quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, giờ đây, chỉ cần một khoản nợ của HAG ở một ngân hàng bị đưa vào danh mục nợ xấu, tất cả 27.000 nợ vay của họ ở các ngân hàng cũng tự động “xấu” theo.

Hay có nghĩa, nhiệm vụ không để nợ HAG “xấu”, lúc này, đã trở thành trách nhiệm chung của tất cả các chủ nợ. Nó không chỉ bởi “thành tích” xử lý nợ xấu của hệ thống hay đơn thuần là việc làm đẹp sổ sách cho chính các chủ nợ…

“Bơm một cục”

Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán công bố gần nhất của HAGL cho thấy, nợ ngân hàng của tập đoàn này không chỉ tồn tại ở các khoản vay vốn theo hợp đồng tín dụng; mà phần nhiều hơn lại đang được “ẩn” dưới dạng trái phiếu phát hành – một hình thức cấp tín dụng theo kiểu “bơm một cục”: nhanh – nhiều – thoáng. Nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các trái chủ khi họ không quản lý, giám sát được hoạt động sử dụng vốn của đơn vị phát hành.

Đáng ngại hơn khi không ít trái phiếu mà Hoàng Anh Gia Lai đã phát hành lại được đảm bảo bằng chính cổ phiếu HAG của cá nhân lãnh đạo tập đoàn này.

Có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như: 146 tỷ đồng trái phiếu bán cho Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) ngày 25/4/2013, với tài sản đảm bảo là 15,3 triệu cổ phiếu HAG của Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức (“bầu” Đức);

950 tỷ đồng trái phiếu bán cho BIDV ngày 09/07/2013 với tài sản đảm bảo là 79,93 triệu cổ phiếu của công ty nắm giữ bởi “bầu” Đức và khoản tiền gửi tiết kiệm 120 tỷ đồng tại Chi nhánh BIDV Gia Lai;

650 tỷ đồng trái phiếu bán cho HDBank ngày 1/4/2014 với tài sản đảm bảo là 18,95 triệu cổ phiếu HAG của “bầu” Đức và 50 triệu cổ phiếu HNG của công ty;

Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?
Chi tiết khoàn đầu tư 1.000 tỷ đồng trái phiếu HAGL của VPBank.

1.000 tỷ đồng trái phiếu bán cho VPBank ngày 28/11/2014 với tài sản đảm bảo là 74 triệu cổ phiếu HNG của công ty và 4,7 triệu cổ phiếu HAG của “bầu” Đức.

2.000 tỷ đồng trái phiếu HNG bán cho CTCK EuroCapital (ECS) ngày 5/12/2012 với tài sản đảm bảo là 143 triệu cổ phiếu HNG của công ty. Lô trái phiếu này có thời hạn hoàn trả 3 năm và được ân hạn thêm 1 năm. Tuy nhiên, đến ngày 30/6/2015, các trái phiếu này đã được phân loại sang khoản nợ dài hạn đến hạn trả.

Chưa rõ đâu là đơn vị đã “hậu thuẫn” tài chính cho ECS có thể thực hiện một thương vụ tưởng như “quá tầm” là đầu tư 2.000 tỷ đồng trái phiếu HNG này.

Nhưng được biết tổ chức thu xếp phát hành ở đây là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), và căn cứ tính lãi cho lô trái phiếu này cũng lại được “neo” vào lãi suất công bố của VPBank (!).

Trái đắng?

Liên quan đến hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu nêu trên, vì tài sản đảm bảo cho chúng là các cổ phiếu HAG và HNG nên chắc chắn diễn biến thị giá của hai mã cổ phiếu này cũng sẽ tác động sống còn đến tính an toàn và khả năng thu hồi vốn đầu tư của các trái chủ.

Tuy nhiên, thời gian qua, các cổ phiếu HAG, HNG đã phải trải qua với thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Chúng liên tục trôi sâu và rơi xuống dưới mệnh giá. Chốt phiên giao dịch 28/03, HAG và HNG lần lượt chốt ở 8.200 và 8.900 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, tính ra, giá trị tài sản đảm bảo các trái phiếu mà nhóm công ty HAGL đã phát hành cho tất cả các ngân hàng như OCB, BIDV, HDBank, VPBank và CTCK EuroCapital đều đã rơi xuống dưới giá trị mệnh giá trái phiếu mà chúng lẽ ra phải “đảm bảo” được nghĩa vụ chi trả nếu bất trắc xảy ra. Hay đồng nghĩa với việc các trái chủ đều đang “cầm dao đằng lưỡi” cho các thương vụ đầu tư khủng vào trái phiếu HAG (?!).

Hàng loạt ngân hàng “ngậm đắng” với trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai?
CEO VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh.

Trong cuộc trao đổi nhanh với VietTimes chiều 28/03, Tổng Giám đốc VPBank, Nguyễn Đức Vinh, không phủ nhận các thông tin liên quan đến thương vụ đầu tư 1.000 tỷ đồng vào trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai mà PV đã cung cấp. “Tôi không nói rằng thông tin bạn nói có gì sai”, ông Vinh chia sẻ.

Không đi vào cụ thể nhưng ông Vinh cho biết, trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, tài sản đảm bảo không chỉ đơn thuần là cổ phiếu, mà đi kèm với các dự án, các chương trình ngân hàng cho vay. “VPBank cho vay cả Hoàng Anh Gia Lai và cả Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai, cũng không có vấn đề gì, gồm các dự án liên quan đến trồng cao su, nuôi bò.... Còn với lô trái phiếu đấy, cổ phiếu chỉ là tài sản bổ sung thôi, họ thế chấp bằng các tài sản khác nữa”, ông Vinh cho hay.

Về các chia sẻ nêu trên của CEO VPBank, cần nhấn mạnh rằng trong phần thuyết minh về 1.000 tỷ đồng trái phiếu đã phát hành cho VPBank, Hoàng Anh Gia Lai hoàn toàn không đề cập tới việc 74 triệu cổ phiếu HNG của công ty và 4,7 triệu cổ phiếu HAG của “bầu” Đức chỉ là “tài sản bổ sung”, hay thông tin về các tài sản đảm bảo gì khác cho thương vụ.

Đồng thời cũng cần khẳng định rằng, cũng tại báo cáo này, với những lô trái phiếu có tài sản đảm bảo nhiều dạng (gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, quyền thuê đất, quyền sử dụng khai thác...) thì Hoàng Anh Gia Lai đều liệt kê đầy đủ./.

Theo Ninh Giang - Quốc Dũng/ VietTimes

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động