Đại gia đầu tư vào nông nghiệp: Trước hết vì cái tâm
Lấy nông nghiệp làm trọng tâm | |
FLC và Vingroup đồng loạt đầu tư vào nông nghiệp Thanh Hóa |
Tín hiệu mừng
Đại gia đầu tư vào nông nghiệp có những cái tên rất đỗi quen thuộc như Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Hòa Phát, Him Lam… Trong đó, Hoàng Anh Gia Lai đã chuyên biệt hóa mảng nông nghiệp với việc thành lập Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG). Với số vốn điều lệ 7.081 tỷ đồng, mới niêm yết thời gian gần đây, HNG trở thành một trong những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc thành lập một công ty chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực này cho thấy, HAG đang lấy nông nghiệp làm mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Rau sạch VinEco được người tiêu dùng chào đón. |
Còn đại gia Vingroup, bước đầu tuyên bố đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, với thương hiệu mới được thành lập là VinEco. Mục tiêu của VinEco nhằm định vị lại thị trường rau sạch tại Việt Nam, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường. Sản phẩm làm ra được khép kín từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển, phân phối và sẽ được đưa ra thị trường thông qua hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện lợi Vinmart+. Theo đó, VinEco triển khai các hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó, tập trung bước đầu vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đầu tháng 10/2015 vừa qua, VinEco đã ra mắt thị trường mẻ rau sạch đầu tiên tại hệ thống siêu thị Vinmart và cửa hàng tiện ích Vinmart+.
Hòa Phát, đại gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép, bất động sản, cách đây không lâu đã xác định nông nghiệp là chiến lược đầu tư dài hạn và sẽ ưu tiên nhân sự, tài chính cho ngành nghề kinh doanh mới này trong tương lai. Hiện, tập đoàn đã chi 300 tỷ đồng để thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, công suất 300.000 tấn một năm, hướng tới doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 3 năm.
Với uy tín của ba đại gia hàng đầu này, cái cách họ đặt chân vào nông nghiệp đã tạo nhiều niềm tin tích cực trong cộng đồng. Được biết, hiện đã có hàng chục đại gia khác, trước đây chuyên đầu tư vào các ngành xây dựng, giao thông, chế biến xuất khẩu gỗ, cũng tích cực liên hệ với chính quyền các tỉnh có diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp lớn để xin đất, thuê đất làm các dự án lớn về trồng trọt, chăn nuôi. Đây quả là tín hiệu rất đáng mừng, trước thực tế đáng sợ của sự mất an toàn thực phẩm hiện nay.
Còn đó những rủi ro
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, trong chuyện tổ chức sản xuất, đầu tư nông nghiệp thì doanh nghiệp hơn hẳn nông dân, cho nên rất cần vai trò của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự hợp tác của nông dân. Sự hợp tác này phải có nhà nước đứng ra làm chủ đạo mới mang lại hiệu quả, doanh nghiệp không thể làm một mình. |
Thế nhưng “thương trường là chiến trường”. Bước vào lĩnh vực nông nghiệp là đồng nghĩa với việc chơi “một canh bạc” lớn. Câu chuyện trồng cao su, mía, cọ dầu, nuôi bò của HAG hay quy trình sản xuất rau sạch khép kín của Vingroup hoặc những dự án nông nghiệp đang triển khai của Hòa Phát,… cho thấy, đầu tư vào nông nghiệp không hề đơn giản. Theo các doanh nghiệp, vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là thiếu quỹ đất để làm nông nghiệp một cách bài bản. Ví như HAG, mặc dù có vốn lớn cũng không thể triển khai ở địa bàn trong nước mà phải tìm kiếm quỹ đất ở các nước láng giềng. Hoặc như Vingroup, với mong muốn trở thành nhà sản xuất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho thị trường (một mục đích mà ai ai cũng ủng hộ) thế nhưng đại gia này cũng không dễ dàng để có được nguồn đất để canh tác. Hiện số đất doanh nghiệp này gom được chưa đủ lớn và vẫn đang trong quá trình phải đi… tìm đất để trồng rau.
Theo thống kê, nước ta hiện có 9 triệu ha đất sản xuất, 1 triệu ha mặt nước thủy sản và 8 triệu ha đất rừng kinh tế. Tuy nhiên, diện tích đất trên lại nằm rải rác ở… 15 triệu hộ, có nghĩa là bình quân mỗi hộ chưa có được tới 1ha đất canh tác. Trong số này, 10 triệu ha đất sản xuất và mặt nước thủy sản, hầu hết đã được chia cho các hộ dân sử dụng, nên việc gom đất vào thành một khu rất khó thành hiện thực.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng: “Để tháo nút thắt này, thực ra trước mắt doanh nghiệp chỉ cần tạo cho mình một vùng đất lõi tối thiểu để sản xuất, còn lại là liên kết với nông dân bằng những diện tích ngoài. Muốn thực hiện được điều này, vai trò hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp là rất quan trọng”.
Về vấn đề này, trao đổi với báo giới, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng, trong chuyện tổ chức sản xuất, đầu tư nông nghiệp thì doanh nghiệp hơn hẳn nông dân, cho nên rất cần vai trò của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự hợp tác của nông dân. Sự hợp tác này phải có nhà nước đứng ra làm chủ đạo mới mang lại hiệu quả, doanh nghiệp không thể làm một mình. Bà Chi Lan cũng cho rằng, nhà nước nên khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm nông nghiệp và tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào trong chuỗi với lợi ích cao nhất. Đồng thời phải bảo vệ được lợi ích của nông dân cũng như lợi ích của người tiêu dùng. Khi nhà nước đứng ra hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn làm nông nghiệp thì nên khuyến khích để nông dân dồn điền, đồi thửa, để có được mảnh đất lớn. Khi mảnh đất lớn hơn thì giá trị thương mại cũng cao hơn, khi đó, nông dân tham gia vào doanh nghiệp cũng ở vị thế cao hơn.
“Nhà nước cũng cần sớm tuyên truyền, đào tạo cho người dân hiểu những lợi ích, rủi ro khi tham gia vào mô hình làm việc. Phải đào tạo cho người dân những kĩ thuật, kĩ năng canh tác để nông dân có thể hòa nhập trong môi trường canh tác khác hẳn môi trường canh tác truyền thống, tuân thủ mô hình chung, giúp cho nông dân hiểu về quy trình sản xuất, thông tin về thị trường… Nhà nước có thể nâng cao vị thế của nông dân trước các doanh nghiệp thì đó là điều tốt nhất. Tuy nhiên tham gia vào “cuộc chơi” nông dân cũng cần thực hiện đúng cam kết, kế hoạch với doanh nghiệp thì hiệu quả mới lan tỏa và như ý.”- bà Chi Lan nhấn mạnh.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Tin khác
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Tài chính 24/12/2024 11:34
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Tài chính 24/12/2024 08:24
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42