Hà Nội: Mạnh tay dẹp chó thả rông
Tình trạng chó thả rông: Nỗi sợ vẫn chưa chấm dứt | |
Chó không rọ mõm vẫn “tung tăng” trên phố đi bộ quanh Hồ Gươm | |
Chó thả rông, không rọ mõm vẫn “nhởn nhơ” ở nơi công cộng |
Nỗi khiếp sợ chó thả rông
Vào những buổi chiều cuối tuần, rảnh rỗi, anh Hòa (ở Phương Liên, Đống Đa) lại đưa mấy chú chó cưng của mình ra công viên chơi. Điều đáng nói, anh Hòa đi xe máy, còn 1 hoặc 2 chú chó tây to lớn, dữ dằn chạy sát bên cạnh. Quãng đường từ nhà anh Hòa ra công viên khoảng hơn 1km nhưng qua rất nhiều khu tập thể đông dân cư ở Phương Liên, Trung Tự (quận Đống Đa)…
Hai chú chó thả rông không rọ mõm tại một sân chơi ở khu tập thể Trung Tự |
Cứ mỗi lần thấy anh Hòa phi xe vút qua cùng 2 chú chó “vệ sỹ” hai bên, dân tình lại dạt ra vì hoảng sợ, phần vì sợ chó cắn, còn phần khác thì lại sợ chẳng may bị va phải. Mặc dù nhiều người dân nói chuyện với anh Hòa làm sao phải rọ mõm mấy chú chó đồng thời phải có xích dắt đi để đảm bảo an toàn cho mọi người nhưng anh Hòa không nghe, anh lý giải: “Chó nhà tôi nuôi toàn chó tây và rất khôn, chỉ chạy theo xe của chủ và không bao giờ cắn người lạ bao giờ…”.
Rồi chuyện chó thả rông phóng uế bừa bãi cũng khiến người dân không khỏi bức xúc. Tại sân chơi giữa 2 nhà E5 và G1 Trung Tự, tình trạng chó thả rông phóng uế lung tung góp phần gây ô nhiễm môi trường. Vì ở chung cư cao tầng nên “giải pháp” cho chó đi vệ sinh chỉ mỗi cách, chủ phải dắt chó xuống các sân chơi chung, tìm gốc cây, khu đất trống để “thú cưng” của mình “giải quyết nỗi buồn”.
Đầu tháng 11/2018, TP Hà Nội đã thí điểm bắt chó thả rông trên địa bàn quận Thanh Xuân. Qua gần 2 tháng thức hiện, tổ phản ứng nhanh bắt được 12 con chó thả rông, xử phạt 9 chủ nuôi chó, 3 con còn lại không có người nhận được giao cho Trung tâm nghiên cứu và bảo vệ vật nuôi. Lãnh đạo quận Thanh Xuân cho biết, việc thí điểm trên không nhằm xác định bắt được bao nhiêu con chó, phạt bao nhiêu tiền, mà tác động vào ý thức, trách nhiệm của người nuôi chó với cộng đồng. Sau khi thực hiện kế hoạch, trên địa bàn quận Thanh Xuân đã hạn chế được 80% chó thả rông. |
Toàn người dân cùng khu, sống với nhau có tới hàng chục năm trời nên người dân nhiều lúc cũng chẳng buồn nói vì góp ý mãi, chủ nuôi chó chỉ… bỏ ngoài tai. Tôi đã từng hỏi vài ông tổ trưởng ở Trung Tự, tại sao không nhắc nhở quyết liệt trong các cuộc họp tổ dân phố đối với những người vẫn để chó chạy rông ngoài đường thì chỉ nhận được những cái lắc đầu ngao ngán…
Theo ghi nhận, từ đầu năm đến nay, địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều trường hợp chó mắc dại, nghi mắc dại, chó thả rông, chó lạ cắn người tại một số quận, huyện, gây tâm lý hoang mang cho người dân, trong đó đã có 3 người chết do phát bệnh dại. Chưa kể, không ít vụ chó nuôi tấn công người, thậm chí cắn chết người.
Dư luận vẫn chưa quên sự việc thương tâm xảy ra vào ngày 20/8 khi một người đàn ông 50 tuổi ở ngõ 358 Bùi Xương Trạch (quận Thanh Xuân) bị chó Pitbull tấn công dẫn đến tử vong. Hay mới nhất, tại huyện Thường Tín, một con chó Pitbull nặng khoảng 30 kg lao vào cắn chủ và cả người hàng xóm khiến dư luận địa phương không khỏi bàng hoàng.
Phải xử lý kiên quyết
Cùng với việc đổ rác bừa bãi, tình trạng chó thả rông cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân. Mặc dù đã có chế tài xử lý nhưng tình trạng chó thả rông vẫn diễn ra hàng ngày. Chia sẻ với chúng tôi, lãnh đạo một phường thuộc quận Đống Đa, cho biết: Ngay từ khi Nghị định 155/2016/ NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được ban hành và có hiệu lực từ 1/2/2017, nhiều địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng người dân trên địa bàn.
Chính quyền phường cũng có bản cam kết với 100% các hộ dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời công bố những số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh những trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường để lực lượng chức năng kịp thời xử lý…
Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù việc tuyên truyền rất sâu rộng, có bài bản nhưng ý thức của người dân dường như không thay đổi nhiều. Dư luận, chính quyền địa phương, những người làm luật… đều đồng tình với những quy định về xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Nhưng làm thế nào để những quy định này đi vào cuộc sống lại đang là bài toán nan giải.
Còn ông Phạm Gia Ngọc, thành viên Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phường Phương Liên, quận Đống Đa, cho rằng: Theo tôi để xử phạt được những hành vi xâm hại tới môi trường, trong đó có tình trạng chó thả rông, phóng uế bừa bãi, cần thành lập những tổ chuyên trách để phát hiện, xử lý. Khi phát hiện vi phạm cần phải cương quyết xử lý rồi thông báo trên loa phường, gửi thông báo về xử lý người vi phạm về nơi họ đang làm việc. Phải thực sự làm quyết liệt trong một thời gian, đồng bộ với công tác tuyên truyền thì dần dần, môi trường sống của người dân mới càng được cải thiện.
Sẽ quản lý bằng phần mềm
Được biết, Chi cục Thú y Hà Nội đang phối hợp với các tổ chức bảo vệ chó xây dựng đề án quản lý chó nuôi bằng phần mềm. Theo đó, mỗi con chó sẽ được gắn chip định vị vào tai hoặc vào vòng cổ. Những thông tin đặc điểm nhận dạng, năm sinh, mũi tiêm phòng của từng con chó trên địa bàn TP Hà Nội sẽ được cập nhật, lưu trữ bằng phần mềm.
Theo Chi cục Thú y Hà Nội, việc gắn chip cho từng con chó cũng sẽ góp phần làm giảm tình trạng trộm chó, gây mất an ninh trật tự và hạn chế chó thả rông. Kinh phí xây dựng phần mềm quản lý chó trên địa bàn TP Hà Nội dự kiến lấy từ nguồn xã hội hóa. Riêng việc gắn chip cho chó, TP Hà Nội sẽ khuyến khích chủ nuôi thực hiện…
Nằm trong kế hoạch phòng chống bệnh dại, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt việc thành lập đội săn bắt chó thả rông theo đề xuất của Chi cục Thú y Hà Nội. Theo đó, Chi cục Thú y Hà Nội đang tham khảo mô hình của TP.HCM để áp dụng cho phù hợp với Hà Nội. Đội bắt giữ chó chuyên nghiệp được trang bị xe, dụng cụ chuyên dụng sẽ đi quay vòng các quận, huyện. Những con chó mắc bệnh sẽ bị tiêu hủy, con khỏe mạnh sẽ đưa về nơi lưu giữ, chờ chủ đến nhận.
Bên cạnh mục đích phòng trừ bệnh dại, Chi Cục Thú y còn đặt ra mục tiêu nâng cao ý thức người nuôi, đảm bảo an toàn cho người khác, chứ không nhằm vào bắt chó phạt tiền hay tiêu hủy. Dự kiến, đầu năm 2019, đội bắt chó chuyên nghiệp sẽ hoạt động. Những con chó đi ở nơi công cộng như vỉa hè, công viên, sân chơi chung cư... mà không có chủ dắt bằng xích, rọ mõm đều bị coi là chó thả rông và bị bắt giữ.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34