Hà Nội: Đề xuất dẫn nước sông Hồng để giải cứu sông Tô Lịch
Dự án xử lý ô nhiễm nước bằng công nghệ Nhật Bản được đánh giá cao | |
Hồi sinh những “lá phổi xanh” | |
Đề xuất 3 bước để hồi sinh sông Tô Lịch |
Theo GS.TS Dương Thanh Lượng – Trường Đại học Thủy lợi, đề xuất mà Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) đưa ra không mới, đã được các chuyên gia Liên Xô đề cập đến từ những năm 80 của thế kỷ trước trong những nghiên cứu nhằm bảo vệ, phát triển mạng lưới sông, hồ tại Hà Nội.
Nhằm chung tay cải thiện môi trường sông Tô Lịch, hàng loạt ý tưởng khắc phục tình trạng ô nhiễm đã được đưa ra và tiến hành thí điểm. |
Tuy nhiên, đề xuất của Công ty Thoát nước Hà Nội đã tạo ra được những ấn tượng về mặt kỹ thuật, kinh phí khi thực hiện và đặc biệt rất phù hợp tại thời điểm này. GS.TS Dương Thanh Lượng lý giải, theo đề xuất của các chuyên gia Liên Xô sẽ dùng nước của sông Nhuệ, xây dựng hồ chứa tại khu vực phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) để giải cứu hồ Tây, sông Tô Lịch.
Trong khi đó, hiện nay, sông Nhuệ khá ô nhiễm nên việc dẫn nước từ sông Hồng, đặt bể chứa lắng đọng phù sa sát với hồ Tây là hợp lý, tiết kiệm nhất so với phương án cũ và các đề xuất hiện tại.
Với những lo lắng về sự thay đổi môi trường nước của hồ Tây khi tiếp nhận nước sông Hồng, GS.TS Dương Thanh Lượng chia sẻ, nếu lựa chọn phương án này, việc bổ cập nước từ sông Hồng vào hồ Tây sẽ từng bước, mỗi ngày mực nước bổ cập khoảng 3cm nên những lo ngại về việc thay đổi đột ngột môi trường nước gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật là khó xảy ra.
Nước sông Tô Lịch sẽ "trong, xanh" khi được bổ cập nước hồ Tây |
Về vấn đề này, TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, trong định hướng phát triển Thủ đô bền vững, thông minh Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, gắn liền với bảo tồn di sản, bảo vệ cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường và một số khu vực quan trọng trong đó có nêu đến hồ Tây.
Cũng theo ông Đào Ngọc Nghiêm, đề xuất dẫn nước từ sông Hồng vào bổ cập hồ Tây, cải thiện môi trường nước sông Tô Lịch không chỉ có tính khoa học mà còn có tính thực tiễn rất cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26