Hà Nội: Chất lượng không khí được cập nhật tự động hàng ngày
Nhiều nguyên nhân khiến chất lượng không khí tuần qua giảm sâu | |
Hà Nội: Chất lượng không khí trở lại mức trung bình |
Theo ông Mai Trọng Thái, năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được UBND Thành phố giao tiếp nhận và quản lý 10 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục (2 trạm quan trắc không khí cố định và 8 trạm cảm biến).
Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường thông tin tại hội nghị. (ảnh: NC) |
Cụ thể, 2 trạm cố định đặt tại tòa nhà Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, đường Trung Yên 3, Cầu Giấy và tại UBND phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, 2 trạm này đo 6 thông số chính là PM10, PM2.5, NO2/NO/NOx, CO, SO2 và O3 và các thông số khí tượng. 8 trạm quan trắc không khí cảm biến được lắp đặt tại khu vực Hàng Đậu, Hoàn Kiếm, Kim Liên, Mỹ Đình, Phạm Văn Đồng, Thành Công, Tân Mai và Tây Mỗ. Các trạm cảm biến quan trắc 4 thông số ô nhiễm chính là PM10, PM2.5, CO, NO2 và các thông số khí tượng.
Ông Thái cho hay, chất lượng không khí của thành phố Hà Nội đã được theo dõi tự động liên tục, báo cáo UBND thành phố Hà Nội và công bố kết quả quan trắc hàng ngày trên các phương tiện đại chúng như: Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường, website: moitruongthudo.vn, báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị, Lao động Thủ đô, truyền hình Hà Nội,… từ tháng 5/2017 tới nay để người dân và các tổ chức theo dõi.
Qua đánh giá tổng hợp diễn biến chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2017 đến nay cho thấy, bụi PM2.5 là chỉ tiêu có ngày vượt chuẩn cao nhất và thường xảy ra tại các trạm quan trắc chất lượng không khí giao thông, từ đó cho thất sự khác biệt rõ nét về chất lượng không khí khi quan trắc tại khu dân cư và khu vực có mật độ giao thông cao. Nồng độ các chất ô nhiễm thường có xu hướng tăng cao vào mùa khô, cải thiện vào mùa mưa và các dịp lễ, Tết.
Đồng thời từ kết quả quan trắc cũng cho thấy ngoài chịu ảnh hưởng của các nguồn phát thải, chất lượng không khí còn chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi điều kiện khí tượng. “Chất lượng không khí vẫn chủ yếu duy trì ở mức “Trung bình”. Chất lượng không khí năm 2018 có cải thiện hơn so với năm 2017. Tuy nhiên, chất lượng không khí 3 tháng đầu năm 2019 so với các năm trước có xu hướng giảm xuống”, ông Thái cho biết.
Nguyên nhân khiến chất lượng không khí xấu đi tại 2 thời điểm trên là do điều kiện khí tượng bất lợi, ông Mai Trọng Thái cho biết thêm, trong 3 tháng đầu năm, Thành phố vẫn còn chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc; gió mùa có thể mạng bụi từ các nguồn ở xa tới, cùng khí hậu khô, lạnh, áp suất c ao làm nồng độ bụi PM trong không khí tăng cao. Hoặc có hôm trời có thể hửng nắng, ngày có nhiệt độ khá cao nhưng về đêm nhiệt độ giảm mạnh.
“Theo chúng tôi đánh giá, thời điểm đó có thể xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, tạo ra một lớp sương mù bao phủ toàn Thành phố ở độ cao khá thấp. Sương mùa xuất hiện làm cho sự lưu thông khí quyển trở nên bất lợi, các chất ô nhiễm không thể khuếch tán được lên cao để pha loãng và phát thải mà bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, làm cho chất ô nhiễm có trong không khí ngày càng tích tụ, khiến chất lượng không khí trong thời gian gần đây xấu đi rõ rệt”, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường phân tích.
Ngoài ra, ông Mai Trọng Thái cho rằng, những ngày cuối tháng 1/2019 cũng là thời điểm cuối năm âm lịch, nhiều phương tiện đi lại, tình trạng đốt vàng mã và đốt rác phổ biến tại nhiều điểm, khu vực ngoại thành… Chính điều kiện khí tượng bất lợi kết hợp với khí thải từ giao thông, xây dựng, nguồn thải từ khu cụm công nghiệp, làng nghề… đã làm bầu không khí Hà Nội luôn bị tích tụ thêm chất ô nhiễm mà khó có thể phát thải, pha loãng, khiến chất lượng không khí trong giai đoạn này kém đi.
Lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường cho biết, để cải thiện chất lượng không khí, hiện Thành phố đã hoàn thành kế hoạch trồng mới 1 triệu cây xanh, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông, triển khai các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân… Xử lý ô nhiễm và duy trì chất lượng nước các hồ bằng chế phẩm của Đức; đẩy nhanh công tác đầu tư các bãi phế thải xây dựng; đẩy nhanh tiến độ các nhà máy đốt rác công nghệ hiện đại…
Thành phố cũng đã triển khai đồng bộ các Đề án nhằm cải thiện chất lượng không khí như: Đề án chống ồn, chống bụi; Đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030; Đề án xử lý chất thải y tế nguy hại; Đề án thu gom, xử lý chất thải nguy hại…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04