Gửi trọn yêu thương với bà con vùng lũ

Miền Trung vốn được biết đến là vùng đất khô cằn sỏi đá. Những ngày qua, người dân nơi đây lại oằn mình chống chọi với sức tàn phá của đợt mưa lũ lịch sử. Nỗi cơ cực cứ bám riết, khi đồng bào đang từng ngày phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, đói rét, bệnh tật.
gui tron yeu thuong voi ba con vung lu Báo Lao động Thủ đô tiếp tục hành trình cứu trợ tại rốn lũ Hương Khê
gui tron yeu thuong voi ba con vung lu Chuyến hàng cứu trợ của báo Lao động Thủ đô đến tay bà con vùng lũ

Chia sẻ với khó khăn của đồng bào, thông qua Báo Lao động Thủ đô, nhiều cá nhân, đơn vị và các nhà hảo tâm đã đồng lòng hướng về miền Trung ruột thịt với tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”, giúp bà con sớm vượt qua hoạn nạn, vươn lên ổn định cuộc sống.

Triệu triệu tấm lòng hướng về miền Trung

Vừa qua, mưa lũ khiến đồng bào các tỉnh miền Trung, đặc biệt là hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình bị ngập lụt nặng. Thống kê mới nhất, đã có 29 người chết và mất tích; nhiều công trình cơ sở hạ tầng như trạm xá, bệnh viện, trường học, giao thông, thủy lợi bị ngập, hư hại; trên 121.000 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi và hàng vạn hecta lúa, hoa màu bị mất trắng... khiến hàng chục ngàn người lâm vào cảnh khó khăn, đời sống của nhiều hộ dân vùng lũ bị điêu đứng.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu
Nước đã rút, nhưng lũ đã cuốn trôi nhiều thứ là tài sản, vật dụng thiết yếu trong đời sống của người dân. Nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình vốn đã khó, đã khổ nay càng thêm chật vật. Với mong muốn giúp người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai tại Hà Tĩnh và Quảng Bình khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, Báo Lao động Thủ đô xin làm cầu nối chuyển tấm lòng của độc giả gần xa đến những hoàn cảnh khó khăn của các địa phương.

Trước tình cảnh đó, với tinh thần tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, ngày 18/10, Báo Lao động Thủ đô đã phát động ủng hộ đồng bào miền Trung nhằm giúp đỡ người dân sớm vượt qua khó khăn, phần nào ổn định cuộc sống. Chỉ sau 3 ngày kêu gọi, Báo Lao động Thủ đô đã nhận được sự chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ thông qua Báo với số hàng hóa và tiền mặt lên tới trị giá gần 200 triệu đồng.

Ngay khi phát động, Công ty TNHH Trung Thành đã quyết định sẽ thông qua Báo Lao động Thủ đô tài trợ đồng bào miền Trung sản phẩm của doanh nghiệp là nước mắm, nước tương trị giá 30 triệu đồng; đồng thời quyên góp tiền mặt trong cán bộ, công nhân viên khối văn phòng Công ty với số tiền quyên góp 30 triệu đồng đã được mang đi mua thêm gạo, mỳ tôm, dầu ăn, gia vị để kịp chuyển tới bà con vùng lũ. Chị Tâm (Hoàng Mai - Hà Nội) chia sẻ: “Qua phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi biết bà con tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình những ngày qua đang gặp rất khó khăn, thiếu thốn về lương thực, thực phẩm. Thông qua Báo Lao động Thủ đô, chúng tôi mong rằng tình cảm chân thành của mình đến được với đồng bào miền Trung, phần nào san sẻ những mất mát, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất và đời sống”.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Biết đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô sẽ lên đường đến với bà con tỉnh Hà Tĩnh vào sáng sớm 22/10, chiều muộn ngày 21/10, nhóm thiện nguyện Tâm Từ và Công ty Thời trang Cầu Vồng (Cửa Đông, Hà Nội) đã phát nguyện ủng hộ người dân vùng rốn lũ Hương Khê 100 chiếc chăn ấm trị giá 30 triệu đồng. Đại diện của nhóm cho biết, qua tìm hiểu tôi được biết những người dân Hương Khê đang trong tình trạng đói ăn, thiếu mặc, thiếu mọi thứ nhu yếu phẩm, các vật dụng phục vụ đời sống thường ngày. Nhóm thiện nguyện Tâm Từ mong muốn góp một phần nhỏ bé chia sẻ và giúp đỡ bà con vùng thiệt hại do thiên tai khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Nhóm cũng sẽ tiếp tục quyên góp cho các đợt ủng hộ lần sau.

Trong khó khăn, cần lắm những tấm lòng

Sáng sớm ngày 22/10, chuyến xe cứu trợ của Báo Lao động Thủ đô cùng Công ty TNHH Trung Thành và các nhà hảo tâm đã bắt đầu cuộc hành trình dài gần 400km để đến những địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất của trận lũ lịch sử vừa qua.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Điểm đầu tiên đoàn đến là địa bàn 2 xã Sơn Long và Sơn Ninh thuộc huyện Hương Sơn, phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh trao 100 suất quà (mỗi suất trị giá 500.000đ, gồm các nhu yếu phẩm: Gạo, sách vở, xà phòng...và 200.000đ tiền mặt) cho những cán bộ, giáo viên và người lao động là đoàn viên CĐ bị ảnh hưởng do mưa lũ.Ông Thái Vỹ Tuyến - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết, trên địa bàn xã có 3 thôn bị bão lũ cô lập, 2 thôn bị ảnh hưởng nặng, gây thiệt hại hơn 15ha lúa, 25ha hoa màu, nhiều gia súc, gia cầm và các vật dụng của hơn 800 hộ dân bị lũ cuốn trôi.

Tuy không có thiệt hại về người nhưng bà con đã nhiều ngày không có cơm ăn, nước sạch để uống, tình cảnh vô cùng khó khăn. Chị Phạm Thị Giang (thôn Sơn Châu) xúc động nói: “Nhà tôi ở vùng trũng, nước ngập sâu, kéo dài, cả gia sản có đàn lợn 4 con, đàn gà 15 con cũng bị lũ cuốn trôi sạch”.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Đồng cảm với bà con, ông Nguyễn Mẫn Nhuệ - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô, chia sẻ: "Những ngày này, cùng đồng bào cả nước hướng về miền Trung, Báo Lao động Thủ đô đã nhận được rất nhiều tình cảm của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức thông qua việc ủng hộ những vật phẩm rất thiết thực, đặc biệt là tấm lòng của CBCNV Công ty TNHH Trung Thành, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình... Món quà hôm nay gửi đến bà con về giá trị vật chất tuy nhỏ, nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều tình cảm và sự chia sẻ của chúng tôi với bà con miền Trung nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Qua những món quà này, chúng tôi mong bà con sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng thôn xóm vượt qua sự tàn phá của bão lũ".

Cùng chia sẻ những món quà đến với người dân, bà Lê Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã xúc động gửi lời cảm ơn đến Báo Lao động Thủ đô và các nhà hảo tâm đã kịp thời ủng hộ, giúp đỡ bà con địa phương, đặc biệt là những đoàn viên CĐ trong khó khăn, hoạn nạn.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Tiếp tục hành trình chia sẻ khó khăn với bà con vùng lũ, ngày 23/10, đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh đã mang tấm lòng của tập thể, cán bộ phóng viên, nhân viên của Báo và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ qua Báo đến với bà con xã Phương Mỹ và Hòa Hải thuộc huyện Hương Khê, nơi được coi là rốn lũ của tỉnh Hà Tĩnh trong đợt lũ lịch sử này.

Mặc dù nước đã rút nhưng những dấu vết của trận mưa lũ vẫn còn hiện rõ trên những thân cây và nóc của những ngôi nhà. Mưa lũ còn phá hỏng nhiều tuyến đường, nhiều đoạn đường trơn trượt khiến xe hàng cứu trợ của đoàn phải rất vất vả mới đến được điểm trao quà. Khi chúng tôi đến, bà con vẫn đang vất vả lau chùi, hong khô quần áo và những vật dụng còn sót lại. Sau khi hỏi thăm đời sống, công tác khắc phục khó khăn sau lũ, đoàn công tác đã trao 100 suất quà cho bà con xã Phương Mỹ, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng, gồm chăn ấm và tiền mặt cho 100 hộ dân khó khăn nơi đây.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Phấn khởi sau khi được nhận quà, cụ bà Nguyễn Thị Lịch (75 tuổi) móm mém kể, cơn lũ vừa qua, vợ chồng già không kịp cất đặt tài sản nên nồi niêu, chén bát và cả một đàn gà đều bị trôi mất. Tiếc của, mấy hôm bà không ngủ được. Nay được nhà hảo tâm giúp đỡ, cho tiền, cho gạo bà cảm thấy rất vui.

Chị Lê Thị Hoa (xóm 13, xã Hòa Hải) cho biết, nước lũ tràn về nhanh quá nên gia đình chị chỉ kịp “chạy” người, còn đồ đạc trong nhà, gia súc, gia cầm bị trôi sạch theo lũ. Tại thời điểm này, nước lũ đã rút tuy nhiên gia đình chị vẫn chưa thể quay lại sản xuất được do đất đai còn ướt, giống và phân bón cũng không có. “Trong khó khăn, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự sẻ chia, đùm bọc của đồng bào cả nước và người dân nơi đây cần lắm những tấm lòng hảo tâm”, chị Hoa bộc bạch.

gui tron yeu thuong voi ba con vung lu

Chia sẻ với những thiệt hại của địa phương, Công ty TNHH Trung Thành đã tặng 100 suất quà tới 100 hộ dân Hòa Hải, mỗi suất trị giá 650 ngàn đồng, gồm gạo, nước mắm, dầu ăn, mì tôm… và tiền mặt. Chứng kiến tấm lòng của các nhà hảo tâm đến với người dân địa phương, bà Dương Thị Thanh Hằng- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh xúc động: “Trận lụt vừa qua, xã Hòa Hải bị thiệt hại khá nặng. Hôm nay, Báo Lao động Thủ đô cùng các nhà hảo tâm đến chia sẻ, động viên tinh thần và vật chất cho bà con, chúng tôi rất xúc động và biết ơn. Mong rằng, sẽ có thêm nhiều món quà thiết thực như thế tiếp tục chia sẻ với bà con nhân dân xã Hòa Hải để họ vượt qua khó khăn”.

Rời Hà Tĩnh sau chuyến công tác thiện nguyện, trong cơn mưa sầm sập, tuy vất vả, song chúng tôi thấy ấm lòng, bởi biết rằng đã làm tròn trách nhiệm mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên của Báo Lao động Thủ đô, của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm gửi gắm. Đó là chuyển tới bà con vùng lụt bão của Hà Tĩnh tất cả tấm lòng thơm thảo, yêu thương. “Cần lắm những tấm lòng hảo tâm”, câu nói tha thiết ấy của bà con nơi chúng tôi đến vẫn văng vẳng bên chúng tôi, lòng tự nghĩ sẽ tiếp tục làm được nhiều việc có nghĩa hơn nữa giúp sức cho bà con. Miền Trung ơi, hẹn gặp lại.

Gần 200 triệu đồng hướng về đồng bào miền Trung

Hưởng ứng lời kêu gọi của Báo Lao động Thủ đô, đến ngày 21/10, báo Lao động Thủ đô đã tiếp nhận sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân:

- CB, PV, NV Báo Lao động Thủ đô ủng hộ: 7.250.000đ;

- Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thể - Tâm - Trí cùng các cộng sự: 25.000.000đ;

- Công ty TNHH Trung Thành: 30.000.000đ và các sản phẩm trị giá 30.000.000đ;

- Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: 2,5 tạ gạo trị giá 5.000.000đ;

- Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và Công tác xã hội toàn cầu: 3.000.000đ;

- Ba anh em cháu Nguyễn Mậu Khoa Minh – Cộng hòa Liên bang Đức: 2.000.000đ;

- Anh Vũ Xuân Thắng – Cộng hòa Liên bang Đức: 2.000.000đ;

- Cty cổ phần Bắc Sơn Tam Điệp (Số 17/4 đường Nguyễn Trung Ngạn, Phường Bắc Sơn, TP Tam Điệp, Ninh Bình): 2.000.000đ;

- Bạn đọc Phạm Kim Hải (số nhà 30, TT5.1 KĐT Ao Sào, Hoàng Mai, Hà Nội): 200.000đ;

- Tổng Công ty Vận tải Hà Nội hỗ trợ chuyến xe chở hàng cứu trợ; bà Trần Thị Thu Trà - Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình: 1 tạ gạo trị giá 2.000.000đ; Công ty Unilever Việt Nam: 50 thùng sản phẩm trị giá 30.000.000đ;

- Nhóm thiện nguyện Tâm Từ và Công ty Thời trang Cầu Vồng (18A Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội): 100 chiếc chăn trị giá 30.000.000đ; Chị Đào Thị Thanh Hiền – cựu học sinh khóa 92- 95 Lê Hồng Phong, Nam Định: 500.000đ;

- Hai anh em cháu Gia Minh – Bách Hoa (Hà Nội): 1.000.000đ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng cảm ơn tấm lòng hảo tâm của các đơn vị và cá nhân.

Mọi đóng góp ủng hộ xin gửi trực tiếp tại tòa soạn báo Lao động Thủ đô: Số 1A Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội; ĐT liên hệ: đ/c Đỗ Đặng Tiến, điện thoại 0961.225.586; 04.38220677, máy lẻ 112; đ/c Vũ Thị Quế, điện thoại 0912.031.564; 04.38220677, máy lẻ 123. Trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, các đại biểu cho biết, trẻ em đang ngày càng phải đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền lợi của các em.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động