Góc khuất của những cuộc sáp nhập ngân hàng

Quy mô lớn hơn nhưng nặng nợ xấu, nhân sự đông đảo nhưng vênh nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất và áp lực sụt giảm lợi nhuận... là những điều mà các ngân hàng phải xử lý sau "hôn nhân".
ĐHCĐ bất thường Sacombank: Hoàn tất thủ tục sáp nhập với SouthernBank
Sẽ có hơn 10 ngân hàng bị “xóa tên” khỏi thị trường
Sáp nhập PGBank, Vietinbank sẽ được và mất gì?
Thống đốc NHNN chấp thuận việc sáp nhập MHB vào BIDV
Bùng nổ sáp nhập ngân hàng

Những tháng đầu năm 2015, làn sóng mua bán, sáp nhập ngân hàng tiếp tục nóng với hàng loạt cặp đôi chính thức được công nhận hôn ước như MHB - BIDV, PG Bank - Vietinbank, Mekong Bank - Maritime Bank và Southern Bank - Sacombank.

Cái lợi ai cũng nói sau những cuộc hôn nhân này là sự ổn định chung của toàn thị trường. Các ông chủ nhà băng cũng say sưa nói đến cơ hội tăng trưởng thần tốc về quy mô để thuyết phục các cổ đông. Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà khẳng định, để phát triển được mạng lưới như con số của MHB hiện nay, ngân hàng có thể phải mất 7 năm. Thay vào đó, giao dịch sáp nhập với MHB sẽ giúp ngân hàng tăng trưởng mạnh về tổng tài sản, vốn điều lệ, mạng lưới...

Với "ông lớn" VietinBank, Chủ tịch Nguyễn Văn Thắng đầy tự tin tuyên bố tiếp tục là nhà băng có vốn chủ sở hữu đứng đầu hệ thống sau khi nhận thêm PG Bank. Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng này sẽ tăng thêm 25.000 tỷ đồng, vốn thêm 3.000 tỷ đồng; nợ tín dụng tăng thêm 15.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 18.000 tỷ đồng.

Habubank-2126-1436868275.jpg
Sau khi tiếp quản Habubank, SHB đã phải "ngày đêm đau khổ" giải quyết nợ xấu. Ảnh: Anh Quân

Trước đây, khi đưa ra lý do nhận sáp nhập Habubank, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển cho biết SHB mất ít nhất 5 năm để có được mạng lưới của "đối tác", nhưng nhờ kết hợp có thể rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Việc Sacombank nhận sáp nhập Southern Bank mới đây được Phó chủ tịch Trầm Bê cho rằng, thương vụ thành công sẽ giúp Sacombank được sở hữu hệ thống chi nhánh hơn 600 điểm giao dịch trải dài trên cả nước và tại Campuchia, Lào (của Phương Nam hơn 140 điểm, Sacombank hơn 428 điểm) cùng hơn 4.000 nhân viên Southern Bank đã được đào tạo, mà nếu không sáp nhập, Sacombank nhiều khi bỏ ra 5.000-10.000 tỷ đồng cũng chưa chắc có được.

Đến nay, sau hàng loạt những vụ sáp nhập, điểm cộng về mạng lưới là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đánh đổi lại, không ít nhà băng đã khốn khổ vì nặng nợ hơn rất nhiều.

SHB là một ví dụ. Khi tiếp quản Habubank, nợ xấu của nhà băng này từ dưới 3% ngay lập tức vọt lên tới hai con số. Ngay sau khi nhận Habubank, ngân hàng này chuyển từ lãi sang lỗ hơn 1.100 tỷ đồng hồi quý III/2012. Sau đó, SHB dần có lãi trở lại, nợ xấu cũng giảm dần từ 9%, 7% rồi 3%, nhưng nói như bầu Hiển, ông và các nhân viên phải "ngày đêm đau khổ" vì nợ xấu của Habubank.

Trong cuộc họp cổ đông bất thường của Sacombank mới đây, nhiều cổ đông không giấu được sự lo lắng khi nhận đối tác sáp nhập là Ngân hàng Phương Nam có tỷ lệ nợ xấu khá cao. Do đó, họ sợ ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của ngân hàng sau sáp nhập.

Nợ xấu Sacombank hiện là 1,5% trên tổng dư nợ, trong khi nợ xấu của Southern Bank cuối tháng 12/2013 công bố là 3,39%. Báo cáo Kiểm toán Nhà nước công bố ngày10/7/2015 dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho thấy, tỷ lệ nợ xấu thực tế tại Southern Bank tại 30/6/2012 là 45,6%, tháng 11/2013 lên tới 55,31%.

Lãnh đạo Sacombank cho biết, số nợ này đã được đối tác Southern Bank xử lý một phần lớn, số còn lại đa phần đủ tài sản đảm bảo và có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, để xử lý được phần cứ cho là nhỏ còn lại cũng không đơn giản vì ít nhiều sẽ làm chậm quá trình phát triển đang rất tích cực của Sacombank. Trong đề án chi tiết sáp nhập vừa được Sacombank công bố cho thấy, dự kiến năm 2015 Sacombank sẽ phải trích lập hơn 1.800 tỷ đồng dự phòng; năm 2016 là 3.109 tỷ đồng và năm 2017 sẽ trích lập trên 5.200 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro.

Đó là chưa kể sự vênh nhau về năng lực nguồn nhân sự cũng như nền tảng công nghệ thông tin giữa hai ngân hàng sáp nhập. Trao đổi vớiVnExpress, lãnh đạo một nhà băng tâm sự: "Khi sáp nhập, nguyên tắc đầu tiên phải cam kết là giữ nguyên nhân sự. Tuy nhiên, năng lực của không ít nhân sự tại ngân hàng yếu kém vốn đã rất tệ. Nỗi khổ của chúng tôi khi ấy là làm sao tận dụng được nguồn nhân lực này mà không cồng kềnh bộ máy, tốn kém chi phí".

Với nhiều trường hợp sáp nhập gần đây, lãnh đạo các ngân hàng đã có quan điểm khá "rắn" trong câu chuyện nhân sự để tránh việc phải "ôm rơm nặng bụng". Như VietinBank, ngay trong đề án sáp nhập với PG Bank, đơn vị này khẳng định sẽ sàng lọc lại năng lực của từng người trong sau 6 tháng đầu tiên.

Mua bán, sáp nhập ngân hàng là chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, giúp ngân hàng sau sáp nhập tăng trưởng vượt bậc về quy mô, cộng hưởng thế mạnh của cả hai, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, đồng thời giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là hiệu quả phát huy của ngân hàng sau tái cơ cấu.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhìn nhận, hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập phải "ôm" và xử lý khối nợ xấu rất lớn nên đương nhiên khó đạt kế hoạch kinh doanh như kỳ vọng. "Nhiều ngân hàng khổ vì khoản nợ xấu này, nó là yếu tố tác động rất tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng", ông Hiếu nói.

Trong đề án sáp nhập, Vietinbank vẫn tỏ ra khá tự tin khi đưa ra dự kiến lợi nhuận từ năm 2015 đến 2017 sẽ tăng dần, lần lượt từ 0% lên 3% và 4%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, kế hoạch này có vẻ hơi lạc quan, đặc biệt sau khi đơn vị này nhận sáp nhập PG Bank, rồi còn phân tán nguồn lực đi gánh gồng thêm 2 ngân hàng yếu như Ocean Bank và GP Bank theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 4 năm trở lại đây, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank liên tục giảm. Năm 2011 lãi trước thuế 8.392 tỷ, năm 2012 còn 8.168 tỷ, năm 2013 7.750 tỷ và năm 2014 còn 7.302 tỷ đồng.

Dù hiện nay, Vietinbank chủ yếu đóng góp ở khâu nhân lực khi gửi cán bộ cốt cán "biệt phái" GP Bank, Ocean Bank nhưng việc phải gánh gồng hai ngân hàng yếu kém, âm hàng nghìn tỷ đồng vốn điều lệ khiến nhiều chuyên gia lo ngại có thể sẽ khiến các mục tiêu tham vọng của Vietinbank bị ảnh hưởng.

Tương tự là trường hợp Sacombank, để tạo ra một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 19.000 tỷ đồng và được Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng - đại diện cổ đông lớn chiếm gần 9,8% vốn Sacombank nhận định, trong 3-5 năm tới, không có ngân hàng cổ phần nào có thể bắt kịp quy mô này thì trong thời gian đầu (dự kiến 3 năm), nhà băng này cũng phải đánh đổi bằng lợi nhuận.

Kế hoạch lợi nhuận 2015 đã được đại hội đồng cổ đông Sacombank thông qua ở mức 3.000 tỷ đồng trước thuế, nhưng với việc sáp nhập Phương Nam và mức dự phòng rủi ro lớn nên Sacombank đã dự kiến kết quả hoạt động trong 3 năm đầu sáp nhập giảm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2015 lùi về khoảng 1.000 tỷ đồng (sau thuế 782 tỷ đồng); năm 2016 là 1.132 tỷ đồng (sau thuế 883 tỷ đồng) và năm 2017 đạt 1.333 tỷ đồng (1.039 tỷ đồng sau thuế).

Một chuyên gia cũng đưa ra nhận xét rằng, sự thành công của mỗi thương vụ sáp nhập giữa các ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song trên hết là lợi ích tạo ra cho hai bên, cho nền kinh tế, cho xã hội. "Nếu chúng ta muốn hình thành nên những quả đấm thép, những ngân hàng tầm cỡ ngang các ngân hàng khu vực, thì phải hết sức thận trọng trong cách đánh giá tiền sáp nhập cũng như chiến lược điều hành của ngân hàng hậu sáp nhập, chứ không đơn thuần chỉ là bài toán 1 cộng 1 bằng 2 đơn thuần", vị này nói.

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/12 tới, sẽ chính thức đưa 6,8 triệu cổ phiếu BMK của CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

(LĐTĐ) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

(LĐTĐ) Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

(LĐTĐ) Tối ngày 18/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam và 25 năm Ngày thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 18/12/2024, có 44/45 Bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê. 100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công.
Xem thêm
Phiên bản di động