Giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa
Lễ hội hoa anh đào Hà Nội kéo dài thêm một ngày | |
Việt Nam có 2 phim dự Liên hoan phim Pháp ngữ 2017 | |
Người dân Hà Nội đội mưa đi ngắm hoa anh đào |
Ảnh:Khám phá |
Váy ngắn, áo xuyên thấu vẫn vào chùa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, trước đây, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Đàn ông mặc áo the, khăn xếp, đi guốc mộc; đàn bà mặc áo mớ ba, mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ hay nón quai thao. Mấy chục năm trở lại đây, đàn ông thì mặc comple, đeo cà vạt, đi giày; còn với phụ nữ, trang phục đã có sự thay đổi, nhưng vẫn quy ước ngầm phải ăn mặc tươm tất, lịch sự để thể hiện sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.
Đáng buồn, hiện nay, không ít người, nhất là người trẻ, không ngại ăn mặc thiếu kín đáo nơi cửa chùa. Dạo quanh các chùa Trấn Quốc, Quán Sứ…, chẳng khó khăn gì để bắt gặp các cô gái trẻ trung diện áo giấu quần, váy ngắn, áo xuyên thấu, quần tất lưới... chắp tay lễ Phật. Mặc dù, ở một số ngôi chùa như Trấn Quốc, Một Cột… đều có tấm biển ghi rõ “Đề nghị quý khách lưu tâm, không mặc quần áo ngắn vào chùa”, song dường như phái đẹp cố tình không nhìn thấy những lời nhắc nhở này.
Giáo dục là gốc rễ
Ở một số nước trên thế giới, nhiều đền, chùa chuẩn bị sẵn khăn quấn, áo có tay để “hỗ trợ” khách tham quan, du lịch, nếu họ có ăn mặc hơi "thoáng". Ở Việt Nam, một số đền, chùa cũng có dịch vụ này như đền Bảo Hà (Lào Cai), có dịch vụ cho du khách thuê trang phục khi vào lễ.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ (TS) mỹ học Thế Hùng, giải pháp này chỉ phù hợp với khách du lịch quốc tế, vì vừa giúp họ “nhập gia tùy tục”, vừa kích thích phát triển du lịch nước nhà. Còn đối với người dân Việt Nam thì vẫn phải “đánh” vào ý thức, môi trường giáo dục.
Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ: “Chúng ta cần một quá trình để giáo dục đến nơi đến chốn, mặt khác vẫn cần những quy định. Đây là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và toàn cộng đồng để tạo ra dư luận xã hội, nhằm từng bước chấm dứt tình trạng này”. Trong bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng mà TP Hà Nội sắp ban hành cũng hướng đến cả lời khuyên ăn mặc nơi đình, chùa, nhằm chấn chỉnh việc mặc của người dân khi đi lễ chùa.
Đi lễ chùa là truyền thống văn hóa có từ hàng nghìn năm nay của dân tộc Việt Nam. Giữ gìn văn minh nơi cửa chùa, đặc biệt là cách ăn mặc cũng chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07