Giỗ tổ Hùng Vương Canh Tý 2020: Nhớ nguồn cội, cùng nhau dựng cơ đồ
Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020: Chỉ thực hiện phần Lễ | |
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5 | |
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương 2020 |
Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Giỗ tổ Hùng Vương |
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đây là ngày hội truyền thống của người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể.
Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.
Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10/3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày 10/3 hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11/3) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18/2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch, tuy nhiên, theo thông thường, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.
Song song với đó là phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, một hình thức dân ca đặc biệt của Phú Thọ cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể; những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Hạn chế đại biểu tham dự, không truyền hình trực tiếp
Tuy nhiên, năm nay, để đảm bảo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nên không thực hiện các nội dung phần hội, vì vậy Ban Tổ chức Lễ hội thống nhất điều chỉnh Kế hoạch Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Canh Tý 2020 thành Kế hoạch Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020. Theo đó, các hoạt động phần Lễ tập trung vào 3 hoạt động chính gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ngày 2/4/2020 (tức mùng 10/3 âm lịch). Liên quan đến việc tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương 2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa có Công văn số 1192/BVHTTDL-VHCS gửi tỉnh Phú Thọ về việc tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020. Lễ dâng hương diễn ra từ 7h30 đến 9h30 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 được tổ chức quy mô cấp Quốc gia nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc; khẳng định vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ của dân tộc; giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân sau sắc công lao các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là chủ lễ dâng hương. Ngoài ra, lễ dâng hương cũng hạn chế đại biểu tham dự, không truyền hình trực tiếp để hạn chế việc tập trung đông người trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Tại công văn, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị việc tổ chức lễ dâng hương bảo đảm trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm.
Ngoài ra, Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh tổ chức cùng ngày với Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Song song với tổ chức các hoạt động phần Lễ, tỉnh Phú Thọ sẽ đồng thời tổ chức khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 âm lịch).
Các hoạt động phần Lễ chỉ tổ chức các nghi thức dâng hương, không tổ chức phần tế; hạn chế các thành phần dự và triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Tùy từng điều kiện, các địa phương trong tỉnh có thể tổ chức các đoàn dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, song phải đảm bảo an toàn và công tác phòng chống dịch.Tỉnh Phú Thọ đã giao Sở Y tế chủ trì, xây dựng phương án đảm bảo công tác y tế, công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương.
Cụ thể, tổ chức phun khử trùng tại tất cả các vị trí tổ chức lễ dâng hương và lễ khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm; phối hợp với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tiến hành đo thân nhiệt, bố trí dung dịch sát khuẩn và khẩu trang phòng dịch cho các đại biểu về dâng hương; đồng thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh cho nhân dân về dâng hương. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quận sự tỉnh cũng đã xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn trước, trong và sau thời gian tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các khu vực trên địa bàn tỉnh.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 được tổ chức quy mô cấp Quốc gia nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc; khẳng định vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ của dân tộc; giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân sau sắc công lao các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31