Giấy dó cuộc hành trình trở về: Ký ức về một thời huy hoàng (Kỳ 1)

(LĐTĐ) “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”, nghề làm giấy xưa đã đi vào ca dao của người Việt như một niềm tự hào, một nét tinh hoa, và nghề làm giấy dó của người Việt cũng đã có một truyền thống khá lâu đời. Tuy nhiên, hành trình của một chất liệu văn hóa Việt trong lịch sử từ ngàn xưa cho tới hôm nay đã trải qua những thời kỳ gian khó, để bây giờ tồn tại một cách lay lắt khiến cho những người yêu văn hóa truyền thống cảm thấy nuối tiếc.
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Công chúng thích thú chiêm ngưỡng quy trình sản xuất giấy Dó ở Hà Nội
giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1 Khai mạc trưng bày, giới thiệu nghề truyền thống với chủ đề “Dó Việt Xưa – Nay”

Trước đây, khi chưa có giấy hiện đại, giấy dó thủ công được dùng để viết và in sách, cũng như để ghi chép các văn kiện nhà nước, để đi học, đi thi. Hầu hết sách cổ, sách Hán – Nôm đều được in trên các loại giấy dó. Nhờ có giấy dó, với đặc tính quý của nó mà ngày nay chúng ta còn kế thừa được kho tàng di sản lịch sử văn hoá đồ sộ, phong phú của dân tộc.

Di sản vô giá

Cũng như một số nghề truyền thống khác của người Việt xưa, nghề làm giấy dó đã có nhiều thế kỷ hưng thịnh trước khi bị dòng thời gian và sự biến đổi, phát triển của xã hội làm mai một. Được đánh giá là một trong những loại giấy bền nhất thế giới có niên đại lên đến 500 – 600 năm, giấy dó một thời huy hoàng trong đời sống người Việt.

Trước khi làm ra giấy, từ thời cổ, người Việt cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đã dùng các loại vật liệu khác để ghi chép như khắc trên đồng, trên đá, trên mai rùa, xương thú, trên đất sét, đất nung, viết trên tre, nứa, trúc, trên lá cọ, trên lụa,... Những loại “sách vở” ấy đến nay còn lại khá nhiều ở nước ta. Các nhà khảo cổ, các nhà dân tộc học gần đây còn phát hiện được sách đồng ở Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam và sách đá ở Thanh Hoá…

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Nghệ nhân đang thực hiện một công đoạn làm giấy dó

Có thể nói, giấy dó là chất liệu của trí thức Việt, giấy để học chữ, viết chữ, làm thơ, làm sách truyền bá tri thức trong xã hội. Tất cả thể văn thư hành chính dưới thời phong kiến xưa như: Sắc phong, độ điệp, chiếu, chế, biểu, tấu, sớ, trạng đều được viết trên giấy dó. Đối với đời sống văn hóa cộng đồng, giấy dó là chất liệu để viết câu đối, viết thư pháp, để vẽ tranh thờ, tranh trang trí, để chép kinh Phật, viết sớ cúng… Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn vào các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội…

Họa sĩ Đào Ngọc Hân - Ủy viên BCH Hội Khảo cổ học Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học ứng dụng cho biết, nghề làm giấy dó ở Việt Nam xuất hiện trong sử sách và các tư liệu vào thế kỷ thứ 3 cho đến khi nước Đại Việt ra đời, định đô ở Thăng Long. Vào thời xưa, giấy dó rất hưng thịnh, trong các khu chợ bán giấy như làng Yên Thái, Nghĩa Đô, Cầu Giấy… người mua kẻ bán rất tấp nập, cả làng trắng xóa bởi giấy dó đem phơi…

Theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, câu chuyện về tổ nghề giấy ở Việt Nam có nhiều dị bản khác nhau nhưng nhìn chung, theo những ghi chép về giấy của ta thời thượng cổ do người Việt viết thì đến nay vẫn chưa tìm thấy trong vốn sách sử cổ còn sót lại của nước nhà. Sách “Thiên tự Văn” của Trung Quốc viết rằng: Thái Luân đã sáng chế ra giấy, bằng cách dùng vỏ cây có xơ, gọi là ma chỉ, dùng vải cũ, lưới đánh cá cũ giã ra làm giấy gọi là võng chỉ, dùng cây dó làm giấy gọi là cốc chỉ. Thái Luân làm quan và chế ra giấy vào đời vua Hoà Đế nhà Hán.

giay do cuoc hanh trinh tro ve ky uc ve mot thoi huy hoang ky 1
Vỏ cây dó qua kỹ thuật của người Việt có thể dùng làm ra giấy có độ bền lên đến 500-600 năm.

Trong quá trình lịch sử, trên lĩnh vực sản xuất giấy, thợ thủ công Việt Nam đã tỏ ra hết sức tài khéo. Họ làm ra nhiều loại giấy, trong đó có một số loại giấy quý, rất đẹp và qua thử thách của thời gian, khí hậu, đã tỏ ra vô cùng bền. Do đó, ngay từ thời vua Lý Cao Tông (1176-1210) một số loại giấy tốt của ta đã thuộc vào hàng đặc sản cống phẩm cho nhà Tống.

Khoảng cuối đời nhà Lý đến đầu đời nhà Trần mới thấy có tài liệu lịch sử ghi lại rằng: “Ở phía Tây của kinh đô Thăng Long, có một xóm thợ thủ công chuyên về làm giấy. Đó là phường giấy làng Dịch Vọng. Gần đấy có Cầu Giấy”. Đến thế kỷ thứ 15, một phường làm giấy khác nổi lên, phồn thịnh hơn cả phường giấy Dịch Vọng, đó là phường giấy Yên Thái (làng Bưởi - Hà Nội). Sách “Dư địa chí” trong “Nguyễn Trãi toàn tập” của Nguyễn Trãi có nói đến làng giấy này. Nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn, ở thế kỷ 18, trong bộ sách bách khoa “Vân đài loại ngữ” của ông đã có khảo cứu về nghề làm giấy ở nước ta…

Như vậy, nghề làm giấy ở nước ta có lịch sử lâu đời và đến đầu thế kỉ 18 thì đã phát triển khá rộng rãi ở nhiều địa phương. Sản lượng giấy lúc này đạt mức đủ đảm bảo để in được nhiều sách bằng “giấy nội hoá”.

Tổ nghề giấy dó ở Hà Nội

Cũng theo họa sỹ Đào Ngọc Hân, có nhiều phiên bản khác nhau về nghề làm giấy dó cho nên các làng giấy ở Hà Nội cũng có ngày giỗ tổ nghề khác nhau. Ví dụ như ở làng An Cốc (Phú Xuyên, Hà Nội), nghe lớp thợ già truyền rằng, làng tôn thờ hai vị tổ nghề làm giấy. Một vị tổ nghề có tên là Thái Luân, truyền nghề cho dân gian từ cuối thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Vị tổ thứ hai, không rõ họ tên là người làng, sau khi đi sứ Trung Hoa học được nghề làm giấy đã đem nghề về truyền dạy cho dân làng, rồi ông lên kinh thành Thăng Long truyền dạy nghề làm giấy dó cho dân hai làng Nghĩa Đô, Yên Thái.

Mỗi năm làng An Cốc giỗ tổ hai lần, lần thứ nhất vào ngày 9, ngày 10 tháng Giêng, lần hai vào ngày 9 đến 12 tháng 8 Âm lịch. Vào những ngày này, thợ làm giấy từ Yên Hòa, Yên Thái - vốn xuất thân từ An Cốc - đều nhớ ngày giỗ tổ mà về.

Làng nghề giấy dó Yên Thái (làng Bưởi) ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội cũng không biết nghề làm giấy dó ở vùng này xuất hiện từ bao lâu rồi, nhưng nó đã trở nên nổi tiếng và đi vào ca dao thành một điểm đặc trưng cho các làng nghề ở đất Thăng Long - Hà Nội. Từ trước thế kỷ 13, nghề làm giấy đã có tại thôn Dịch Vọng. Sau đó, nghề này lan truyền dần qua các địa phương ven sông Tô Lịch như Yên Hòa (tục gọi là làng giấy), Hồ Khẩu, Đông Xã, Yên Thái, Nghĩa Đô, trong đó tập trung và phát triển nhất là thôn Yên Thái. Truyền thuyết ghi lại, đầu tiên ông tổ nghề giấy truyền nghề cho dân làng Yên Hòa, rồi lần lượt qua các làng khác. Ngay đến ông tổ nghề giấy cũng không rõ họ tên là gì, mặc dù vẫn được thờ phụng trong các làng làm giấy xưa. Dân làng vùng Yên Thái, Yên Hòa… thì lấy ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ.

Nghề giấy còn phát triển ở một số các dân tộc thiểu số, ví dụ như dân tộc Cao Lan thì làm giấy dó để vẽ tranh và đục các hoa văn cho nghi lễ truyền thống. Người Mông ở Sơn La thì làm giấy bằng tre để dùng cho các nghi lễ tâm linh..

Giấy dó đi từ hoang sơ bước vào văn hóa Việt và trang điểm cho nền văn hóa lâu đời của người Việt. Khi xã hội phát triển, không cần dùng giấy dó để viết nữa thì nghề làm giấy cũng vì thế mà mai một. Nhưng không vì thế mà giấy dó bị chìm vào lãng quên, bởi bây giờ giá trị văn hóa ấy sẽ bước sang một giai đoạn mới dành cho nền nghệ thuật sáng tạo. Các họa sỹ, nghệ sỹ là là những người tiếp nối để giấy dó có cảm xúc hơn, sống động hơn trong tâm hồn người Việt.

Bảo Thoa

Kỳ 2: Hồi sinh trong nghệ thuật

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu

(LĐTĐ) Bắt đầu từ ngày 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quảng An, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ và các đơn vị có liên quan đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 công trình của 2 trường hợp nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động