Giao thoa nghệ thuật Việt - Pháp qua “Điểm nhìn chung”
“Gió Thu” - Cuộc giao thoa của tình yêu nghệ thuật | |
Sự giao thoa của 2 chiều ý tưởng |
Một tác phẩm của Nguyễn Kiều Linh. |
Các tác giả của triển lãm ảnh gồm: Virginie Kahn, Jean Barak, Sylvain Mestre, Nguyễn Kiều Linh, Nguyễn Thế Dương, Tuấn Đào, Trần Kỳ Anh và Trịnh Xuân Hải. “Điểm nhìn chung” gồm 2 triển lãm có cùng nội dung, được thực hiện tại TP.Lyon (Pháp) và triển lãm tại L’Espace Hà Nội là phần nối tiếp triển lãm đầu tiên của giám tuyển trẻ Nguyễn Kiều Linh, diễn ra trong khuôn khổ Biennale múa Lyon 2016.
Nếu như múa là một trong số những “đặc sản” nổi tiếng thế giới của Lyon, thì nhiếp ảnh là một công cụ lý tưởng để tôn vinh nghệ thuật múa. Bởi lẽ đó, Nguyễn Kiều Linh đã quyết định thực hiện dự án “Điểm nhìn chung” để kết hợp 2 bộ môn nghệ thuật này. Các tác phẩm ảnh và video trong triển lãm sẽ mang đến cho người xem những tư liệu thú vị về múa đương đại dưới mọi góc độ.
Nguyễn Kiều Linh học tập tại Lyon từ năm 2011, hiện theo học song song chuyên ngành kinh tế tại Đại học Lumière Lyon 2 và Chuyên ngành nhiếp ảnh tại Đại học Condé, là thành viên khóa 2016 của Tổ chức Đại sứ trẻ và tình nguyện viên nhóm múa của Hội văn hóa Việt Nam tại vùng Rhône-Alpes (ACVR).
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trịnh Xuân Hải. |
Nổi tiếng qua những bộ ảnh chụp Sài Gòn nhìn từ trên cao, Nguyễn Thế Dương đến với nhiếp ảnh chụp múa đương đại bởi những cơ hội được tiếp cận vào công việc vất vả của các vũ công múa đương đại trên sân khấu. Anh luôn ghi được những khoảnh khắc đẹp nhất, sống động nhất của mỗi vở múa.
Tuấn Đào là gương mặt quen thuộc trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp tại Hà Nội. Anh tâm sự: “Tôi thích chụp ảnh về chuyển động. Những chuyển động này phá vỡ sự im lặng của bức hình. Vì thế, tôi đã chọn nhiếp ảnh múa đương đại. Mỗi cử động của nghệ sĩ kết hợp hài hòa với âm nhạc và ánh sáng, tạo ra những tác phẩm độc đáo, ấn tượng và đầy hứng khởi”.
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Virginie Kahn. |
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Jean Barak. |
Với Trịnh Xuân Hải, các tác phẩm của anh luôn có một sự kết hợp hài hòa giữa từng khoảnh khắc, động tác và ánh sáng, giúp người xem cảm nhận được cái đẹp của môn nghệ thuật múa ballet. Anh đã vinh dự được tham gia vào một số sự kiện nghệ thuật nổi tiếng thế giới: Triển lãm “Cảm ứng kỳ diệu của vũ đạo” tại TP.Sumy (Ukraina), Triển lãm 100 kỳ quan của thế giới lần thứ 6 tại Saint-Petersburg…
Còn nhà nhiếp ảnh trẻ Trần Kỳ Anh cũng đã góp mặt trong nhiều sự kiện và dự án nghệ thuật tại TP.Hồ Chí Minh. Anh yêu thích nhiếp ảnh đương đại bởi tính sáng tạo trong biểu đạt. Ở đó, anh luôn chú trọng tới sự mới lạ cho mỗi khung hình, hơn là chỉ nhìn vào kỹ thuật.
Virginie Kahn là nhiếp ảnh gia người Pháp chuyên chụp các buổi biểu diễn, đồng thời là một nhà dựng phim. Cô học múa từ lúc trẻ, coi múa như một sự giải phóng, đôi lúc lại như một lối tu khổ hạnh, nhưng trên hết là niềm đam mê dành cho nó. Ngược với bộ môn nghệ thuật hình thể này là nhiếp ảnh: Ghi lại những khoảnh khắc kỳ diệu của chuyển động, cho chúng một đời sống mới.
Với Jean Barak, hình ảnh các nghệ sĩ ở trên sân khấu, trong phòng hóa trang, hay khi tập luyện… đều được anh ghi lại để cho người xem hiểu rõ hơn về những sự thật giấu kín đằng sau ánh đèn sân khấu rực rỡ. Jean Barak đã thực hiện nhiều triển lãm về nhiếp ảnh múa đương đại, về các nhạc công và ca sĩ, về kịch và nhiều đề tài khác.
Nhiếp ảnh gia người Pháp Sylvain Mestre tự học chụp ảnh từ bé và trở thành nghệ sĩ nhiếp ảnh từ năm 2014. Đến với nhiếp ảnh múa một cách tình cờ, trong một lần chụp ảnh cho buổi biểu diễn ở lớp của con gái mình, anh đã nhận thấy, đây chính là thể loại nhiếp ảnh đòi hỏi kỹ thuật cao và giàu tính nghệ thuật nhất. Hiện anh vẫn tiếp tục khám phá nhiều phương diện khác của môn nghệ thuật này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40