Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Giám sát chính sách phòng tránh thiên tai - biến đổi khí hậu

Chiều ngày 25/4, tại Hà Nội, đoàn giám sát việc thực hiện chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu do ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã làm việc với Bộ NN&PTNT về vấn đề trên.
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Kỳ cuối: Ứng phó với biến đổi khí hậu - khắc phục hay thay đổi?
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau “Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Ứng phó biến đổi khí hậu với phát thải Carbon trung tính

Tại buổi làm việc, báo cáo của Bộ NN&PTNT về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ cho thấy: Từ cuối năm 205, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, lượng mưa rất thấp, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đạt dung tích thấp so với thiết kế và cùng kỳ nhiều năm, nhiều hồ nhỏ đã cạn nước, các đập dâng phần lớn không còn khả năng cung cấp nước, một số sông suối trên địa bàn không còn dòng chảy. Hạn hán đã xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên (chiếm tới 70% diện tích canh tác khu vực Tây Nguyên) và Nam Trung Bộ; các tỉnh bị hạn hán nghiêm trọng như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do mùa mưa năm 2015 đến muộn, kết thúc sớm và không có lũ, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm gần 2 tháng; phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ 10-25km.

Đã có 11/13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo báo cáo của các địa phương gửi về Bộ NN&PTNT, hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long tính đến ngày 24/4/2016 đã làm 390.192 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; thiệt hại 240.215 ha lúa; 18.335 ha hoa màu; 55.651 ha cây ăn quả; 104.106 ha cây ăn quả; 1.117 gia súc bị chết. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỷ đồng.

giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại buổi giám sát về phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu với Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhằm ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tổ chức đo đạc, dự báo chuyên ngành về xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 2 đợt với tổng kinh phí là 1.008,4 tỷ đồng và 5.221 tấn gạo cho các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long để ổn định đời sống nhân dân và ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.

Dự báo trên cơ sở nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2016 (từ cuối tháng 4 đến tháng 8/2016), tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ lan rộng ra các tỉnh Trung Bộ khu vực từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài tới tháng 8-9/2016; ở khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên kéo dài đến đầu tháng 6. Xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung Trung Bộ.

Tại Nam Bộ, trong tháng 4, lưu lượng thượng nguồn sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long khả năng được duy trì và tương đương tháng 3 vừa qua; từ nay đến cuối tháng 5 xu thế đỉnh triều giảm do đó độ mặn các trạm thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai-Sài Gòn và sông Vàm Cỏ có xu thế giảm dần nhưng vẫn còn cao hơn cùng kỳ năm 2015, riêng vùng bán đảo Cà Mau – Kiên Giang độ mặn cao nhất năm khả năng xuất hiện vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5/2016.

Tiếp tục ứng phó có hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và các loại hình thiên tai khác, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị cần tăng cường năng lực quốc gia về giám sát, dự báo về biến đổi khí hậu để thông báo cho người dân biết, nguyên tắc là phòng là chính. 

Cùng với đó, cần làm tốt các yêu cầu lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển; chuyển đổi sản xuất, xác định rõ việc cần tiết kiệm, không thể coi nước là tài nguyên vô hạn. Về lâu dài, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai ở cộng đồng.

giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định MTTQ Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Bộ NN&PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao ngành NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những  Nghị quyết, Chương trình cấp quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Buổi làm việc đã giúp đoàn giám sát nâng cao nhận thức về tổng thể xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các vùng đặc trưng; hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn hán, ngập mặn trong thời gian qua. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đi khảo sát tại Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, sau đó xây dựng kế hoạch phối hợp với các bộ ngành liên quan để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” – ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Buổi sáng cùng ngày, đoàn giám sát của Trung ương MTTQ Việt Nam cũng có buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong việc giám sát chính sách phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, để ứng phó biến đổi khí hậu thành công, cần thay đổi hành vi trong nhiều lĩnh vực. Trước hết quyết liệt tiết kiệm sử dụng nước cả trong sản xuất và tiêu dùng. Với nông nghiệp, phải có cuộc cách mạng mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp dùng nhiều nước sang nền nông nghiệp dùng ít nước. Chuyển trồng trọt nước ngọt là chủ yếu sang cả trồng trọt nước lợ và nước mặn. Nên có khuyến cáo 10 hành vi thay đổi của người tiêu dùng khi sử dụng nước.

Cùng với đó phải nghiên cứu đến việc tái sử dụng nước. Đặc biệt, phải có giải pháp đồng bộ về quản lý nước ở 3 cấp là quốc gia, vùng và hộ gia đình. Trong đó, phải thiết lập cơ chế tổng thể trong quản lý nước, có sự liên kết giữa các bộ ngành, vùng, nhằm đảm bảo nước sinh hoạt, nước sản xuất. Sắp tới, Mặt trận Tổ quốc sẽ khảo sát ở Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên để có báo cáo toàn diện về chính sách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/11 sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/11, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Sau thời gian dọn dẹp, chăm sóc, từ một khu vực nhếch nhác, lụp xụp, "bãi đất" dưới chân cầu Long Biên đã trở thành một không gian thoáng đãng, điểm "check in" của đông đảo người dân, du khách.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 31/10, khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 30/10, trời nhiều mây, đêm và sáng có lúc có mưa, mưa rào; trưa chiều hửng nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động