“Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người
Ảnh hưởng của El Nino kéo dài đến hết tháng 6 | |
6.000 đoàn viên xứ Nghệ tham gia chống hạn |
Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra nghiêm trọng chưa từng có ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đáng nói là hiện tượng này đã từng được các chuyên gia cảnh báo từ nhiều năm trước. Nó không chỉ là kết quả của thiên tai, do tác động của El-nino, biến đổi khí hậu toàn cầu, mà nó còn là hệ quả của “nhân tai”, của việc thiếu hoạch định khoa học, cùng các tác động khai thác quá mức, tàn phá tự nhiên theo cách “tận diệt” của chính con người.
“Tận diệt” rừng đầu nguồn
Những ngày này, người dân ở khu vực ĐBSCL và Tây Nguyên đang phải gồng mình vượt qua thời điểm khó khăn nhất của hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn. Hàng trăm, hàng nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng và con số ấy mỗi ngày lại được tăng lên và hạn hán, nhập mặn diễn ra trên diện rộng và kéo theo hệ luy ấy là hàng nghìn, hàng triệu hộ gia đình thiếu nước canh tác và sinh hoạt.
Người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ rừng và tàn phá rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. |
Lý giải thực trạng trên, nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia ở các bộ, ban, ngành đã đưa ra những tiên liệu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy như: Ảnh hưởng của El Nino kéo dài từ năm 2015, nguồn nước thượng nguồn sông Mê Kông sụt giảm, nhiều tháng không mưa, thời tiết nắng nóng kéo dài, chưa xây đường đê bao ven biển… Trong rất nhiều nguyên nhân đó, có một nguyên nhân đã gây tác hại lớn đến môi trường, đến sự biến đổi khí hậu là tình trạng chặt phá rừng, tận diệt rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ở nước ta đang diễn ra hết sức nghiêm trọng và phức tạp.
Tình trạng phá rừng hiện diễn ra phổ biến trên toàn quốc, mà mới đây nhất là vụ phá rừng quy mô lớn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, nguyên nhân là do buông lỏng quản lý. Ngay sau đó, tại khu vực huyện Minh Hóa (Quảng Bình) hay tại huyện Na Hang (Tuyên Quang)…, nhiều diện tích rừng, cây gỗ quý bị “lâm tặc” khai thác, sau khi được báo chí phản ánh, cơ quan chức năng mới vào cuộc, khiến người dân không khỏi bức xúc.
Những vụ phá rừng ấy, chúng ta có thể đổ lỗi cho “lâm tặc”, cho sự buông lỏng quản lý, nhưng, với hàng nghìn hetta rừng ngập mặn bị chặt phá để biến thành khu nuôi trồng thủy sản, xây dựng các resort, khu nghỉ dưỡng hay trồng cao su, cà-phê, ca cao…khiến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, thảm thực vật bị tàn phá dẫn đến nguồn nước dự trữ bị hạn chế…là một trong những tác nhân làm biến đổi khí hậu, gây nên lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn thì lỗi do ai? Đây là vấn đề được nhiều người dân quan tâm và đưa ra câu hỏi.
Nhiều cánh rừng trơ trọi vì “lâm tặc” một phần do sự buông lỏng quản lý của chính quyền. |
Anh Nguyễn Văn Thắng (Tản Lĩnh, huyện Ba Vì – Hà Nội) chia sẻ, hiện ở khu vực miền Bắc chưa phải hứng chịu tình trạng hạn hán và bị nước biển xâm nhập mặn như khu vực ĐBSCL và Tây Nguyên, nhưng trước đó, người dân đã phải hứng chịu đợt rét bất thường, đỉnh điểm là băng giá đã xuất hiện tại đỉnh núi Ba Vì, xa hơn nữa trận lũ quét kinh hoàng ở Quảng Ninh là Lai Châu, Điện Biên… đã khiến người dân phải chịu tổn thất nặng nề. Tất cả những điều đó là do chặt phá rừng đầu nguồn, dẫn đến sự thay đổi thất thường của khí hậu. “Không phải nói đâu xa, ngay ở Ba Vì này, sự việc mới đây nhất là doanh nghiệp đã tự ý phá rừng phòng hộ để xây resort, đã không chỉ làm mất cảnh quan, biến đổi thảm thực vật mà còn dẫn đến nguy cơ gây sạt lở, lũ quét khi mùa mưa đến. Để xảy ra sự việc trên là lỗi do ai? Đó có phải là do chính sự tham lam, ích kỷ của con người hay không, khi họ tàn phá thiên nhiên và để thiên nhiên phải nổi giận” - anh Thắng nói.
Hệ lụy từ “Giết rừng”
Theo Tổng cục Kiểm lâm, hiện tại khu vực Tây Nguyên, trung bình mỗi năm có khoảng 26.000 ha rừng bị mất, bởi một phần là do “lâm tặc”, một phần là do sự thiếu ý thức của người dân, khi họ khai thác rừng để mưu sinh. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung, nhiều cánh rừng đầu nguồn đã trở nên trơ trọi, đất lâm nghiệp bị xẻ thịt, đáng ngại hơn, nhiều dự án thủy điện đang được cho là mang lại lợi ích kinh tế, nhưng lại đang trực tiếp phá hoại rừng. |
Với sự tác động tiêu cực của con người vào thiên nhiên, bằng các hình thức phá rừng, lấp biển… thì việc dẫn đến thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi. Thế nhưng, mức độ thiệt hại ấy sẽ giảm, nếu như ý thức của mỗi người dân được nâng lên, rừng không bị tàn phá nữa. Chúng ta có thể thấy rằng, khi rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn tiếp tục bị tàn phá, tận diệt, thì những lo ngại của con người về sự giận dữ của thiên nhiên, thiên tai, dịch họa là điều đương nhiên phải xảy ra. Tiêu biểu cho sự “trả thù” của thiên nhiên với con người chính là hiện tượng El Nino kéo dài, tình trạng hạn hán, ngập mặn ở Tây Nguyên và ĐBSCL, đã khiến người dân bị thiệt hại nặng nề… Những thiệt hại trên cho thấy, nếu con người vẫn đối xử “thô bạo” với rừng, thiên tai chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra và nó có thể trở thành thảm họa nếu chúng ta không biết dừng đúng thời điểm, thì khi đó “giết rừng” sẽ chẳng khác gì “giết người”.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, phá rừng là một trong những nguyên nhân chính khiến con người phải hứng chịu hiện tượng cực đoan của thời tiết, nếu con người phá rừng ngày càng nhiều, càng khốc liệt thì thảm họa thiên tai sẽ khốc liệt không kém. Theo Tổng cục Kiểm lâm, hiện tại khu vực Tây Nguyên, trung bình mỗi năm có khoảng 26.000 ha rừng bị mất, bởi một phần là do “lâm tặc”, một phần là do sự thiếu ý thức của người dân, khi họ khai thác rừng để mưu sinh. Trong khi đó, tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung, nhiều cánh rừng đầu nguồn đã trở nên trơ trọi, đất lâm nghiệp bị xẻ thịt, đáng ngại hơn, nhiều dự án thủy điện đang được cho là mang lại lợi ích kinh tế, nhưng lại đang trực tiếp phá hoại rừng.
Đánh giá về những tác động tiêu cực từ việc phá rừng, một trong những nguyên nhân dẫn đến các thảm họa thiên tai, T.S Bích Thủy - nguyên cán bộ Tổng cục Lâm nghiệp - cho rằng, biến đổi khí hậu đã tạo ra những hình thái thời tiết không theo đúng quy luật. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu chung vẫn do sự thiếu ý thức của mỗi người, dù chủ quan hay khách quan. Nếu Đảng, Nhà nước ta có những quy hoạch cụ thể, ngặn chặn kịp thời nạn phá rừng, bảo vệ rừng ngập mặn, xây dựng vành đai, đê biển…và nếu các cán bộ chuyên trách làm tròn bổn phận, con người có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững hơn, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được sự biến đổi khí hậu, khi đó vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn sẽ giảm bớt thiệt hại.
Đỗ Đạt
Kỳ 2: Khai thác hay “tận diệt” nguồn nước ngọt?
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03