Kỳ cuối: Ứng phó với biến đổi khí hậu - khắc phục hay thay đổi?
Khai thác hay “tận diệt” nguồn nước ngọt? | |
“Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người |
Cục trưởng Ma Quang Trung. |
Ông Trung cho biết: Trước hết để nói về nguyên nhân chúng ta thấy rằng, tình trạng hạn hán và xâm mặn đang diễn ra ở ĐBSCL, Tây Nguyên (TN) và Nam Trung Bộ (NTB) là do ảnh hưởng BĐKH, trong đó có sự tác động mạnh từ hiện tượng El Nino kéo dài suốt từ năm 2014 đến nay chưa chấm dứt. El Nino kéo theo nắng nóng sẽ làm mất đi nguồn nước ngọt tại một số vùng ở ĐBSCL, TN, NTB…, cùng với đó là sự tác động của BĐKH làm cho mực nước biển dâng cao, tràn vào gây ngập mặn ở ĐBSCL, dẫn đến hạn hán và xâm mặn trên diện rộng.
Nguyên nhân thứ hai đó là về nhân tai. Hiện tại thượng nguồn sông Mê Kông có khoảng 11 đập thủy điện, hiện vẫn còn một số đập thủy điện tiếp tục được xây . Vì thế, nguồn nước tại thượng nguồn đã bị chặn lại nhiều. Đặc biệt là vào mùa khô, nhiều nơi đã thực hiện tích nước để chạy thủy điện, phục vụ sản xuất…dẫn đến tình trạng thiếu nước và khô hạn tại hạ lưu.
Bên cạnh đó, yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến BĐKH. Ở khu vực miền Trung và TN, hiện tại diện tích rừng không đủ đảm bảo cho việc tích nước dự trữ. Đặc biệt xung quanh các hồ chứa nước, diện tích rừng bị hạn chế và tàn phá nghiêm trọng. Để xảy ra vấn đề ấy, một phần là do yếu tố con người tác động vào, mặt khác cũng là do yếu tố đất đai, nhiều đá…làm cho rừng kém phát triển, ảnh hưởng lớn đến việc tích trữ nguồn nước ngầm, làm gia tăng hạn hán, thiếu nước ngọt.
P.V: Hạn hán và xâm mặn khiến cho ngành trồng trọt gặp rất nhiều thiệt hại, vậy phía CTT đã có những kiến nghị gì với Bộ NNPTNT và Chính phủ về vấn đề trên, thưa ông?.
Cục trưởng Ma Quang Trung: Hiện tại CTT đã kết hợp với Tổng cục Thủy lợi, tham gia rà soát lại những thiệt hại của người dân để đưa ra một kịch bản phù hợp, phương án xử lý tốt hơn, bố trí các giải pháp, giống cây trồng hợp lý cho từng vụ để tránh hạn, tránh mặn…đặc biệt là đưa ra các giải pháp kịp thời và lâu dài để người dân chủ động ứng phó với BĐKH, tùy theo từng mức độ nếu xảy ra trong những năm tiếp theo.
Hạn chế tác động của hạn hán, xâm mặn, nông dân cần phải xây dựng một kịch bản ứng phó theo từng vùng. |
CTT cũng đã báo Bộ NNPTNT, thúc đẩy các dự án về nghiên cứu các loại giống chịu mặn tốt, nghiên cứu quy trình canh tác nhằm thích ứng hơn với tình trạng hạn, mặn. Ngoài ra, trên cơ sở các vấn đề nghiên cứu, thống kê các thiệt hại cho nông dân để tổng hợp gửi lên Bộ NNPTNT và Bộ Tài chính, trình Chính phủ để hỗ trợ người dân theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất…
P.V: Trước tình trạng hạn hán, xâm mặn đang diễn ra ảnh hưởng nặng nề đến người nông dân, đặc biệt là nông dân trồng lúa. Theo ông, chúng ta có nên giảm bớt diện tích trồng lúa nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng?.
Cục trưởng Ma Quang Trung: Theo tôi diện tích chuyển đổi này không nên quá nhiều, bởi thế mạnh của khu vực ĐBSCL vẫn là lúa gạo và trái cây. Hiện ở khu vực này chúng ta đã xây dựng được vùng sản xuất, đang tiến hành giảm chi phí đầu vào. Đồng thời xây dựng và đưa ra thị trường giống lúa gạo tốt hơn, mang lại lợi nhuận cho người dân và cho đất nước. Vì thế, nếu bây giờ chuyển sang một loại mới cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, nếu hướng người dân mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, sẽ dẫn đến sản lượng tôm, cá tăng vọt gây sức ép lên thị trường. Trong trường hợp nước biển xâm mặn nhiều, độ mặn tăng cao, tôm cũng dễ bị mắc nhiều bệnh hơn. Khi đó, vấn đề điều tiết nước để nuôi tôm sẽ càng khó khăn. Vì thế, tại một số vùng phải chuyển đổi, chúng ta cần chuyển đổi một cách thận trọng. Đối với những vùng thường xuyên bị thiệt hại, chắc chắn sẽ phải chuyển đổi nhưng quan trọng là vẫn phải giữ diện tích lúa ở ĐBSCL. Theo chủ trương của Chính phủ, chúng ta sẽ phải giữ gìn 3,8 triệu ha diện tích trồng lúa, trong tổng số 4,2 triệu ha hiện tại. Chủ trương sẽ giảm khoảng 400ha sang chuyển đổi cây trồng, hoặc thấp hơn một chút nữa, nhưng tôi cho rằng chúng ta không nên giảm diện tích trồng lúa xuống dưới 3,5 triệu ha, nhằm đảm bảo vấn đề an ninh lương thực.
P.V: Ông nói đến giải pháp và kịch bản để phòng chống ảnh hưởng của hạn hán, xâm mặn, vậy giải pháp đó là gì? Nó được thực hiện như thế nào?
Cục trưởng Ma Quang Trung: Đối với giải pháp cứng, trước mắt Bộ NNPTNT chỉ đạo người dân thực hiện trữ nước, bơm nước vào đồng ruộng khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông về đến Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ đảm bảo nhu cầu nước cho người dân sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi để ngăn nước mặn và tích nước ngọt. Xác định xây dựng công trình nào là tạm thời, công trình nào là kiên cố, lâu dài.
Để thực hiện các công trình trọng điểm này, ước tính chúng ta sẽ cần khoảng hơn 34 nghìn tỉ đồng, một con số rất lớn và cũng là vấn đề thách thức trong bối cảnh tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Đối với giải pháp mềm, chúng ta phải thực hiện rà soát lại quy hoạch sản xuất dựa trên lượng nước sản xuất và tình hình xâm mặn thực tế (trước đây xâm mặn 20-30km, hiện tại là 50-70km), ngoài ra còn phải căn cứ vào nồng độ mặn (năm nay là gần 20/1000), vào các thời điểm trong năm. Từ những căn cứ trên, chúng ta sẽ xây dựng một kịch bản để biết được chính xác khu vực nào thường xuyên ngập mặn, mức độ ngập mặn và hạn hán để chuyển đổi cây trồng phù hợp, chứ không phải cứ thấy cái này phù hợp, cái kia khó khăn là chuyển đổi, như vậy sẽ gây sức ép lên thị trường.
Song song với đó, chúng ta cần tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, tăng cường nghiên cứu các loại cây ăn quả, giống lúa chịu hạn, chịu mặn (5-7%). Mặc dù hiện nay đã có một số loại chịu được mặn, nhưng số lượng chưa nhiều và cường độ chịu mặn chưa cao. Đây là một trong những giải pháp thích ứng hiệu quá nhất để ứng phó với BĐKH. Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện điều chỉnh thời vụ, né tránh thời điểm thời tiết bất lợi, đẩy thời gian xuống giống sớm hơn, kết hợp với các biện pháp thâm canh, phân bón…giảm thiệt hại cho cây lúa.
P.V: Xin cảm ơn ông!
Đỗ Đạt
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
Môi trường 21/11/2024 21:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/11: Nhiệt độ giảm dần, gió Đông Bắc cấp 2 - 3
Môi trường 21/11/2024 06:23
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/11: Tiết trời mát dịu trong ngày Nhà giáo Việt Nam
Môi trường 20/11/2024 06:21
“Vùng phát thải thấp” - Đột phá cho môi trường Thủ đô
Môi trường 19/11/2024 08:59
Tin bão mới nhất: Bão số 9 giảm cấp, suy yếu trên Biển Đông
Môi trường 19/11/2024 06:44
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/11: Nhiều mây, trưa chiều trời nắng
Môi trường 19/11/2024 06:07
Tin bão mới nhất: Bão số 9 vào Biển Đông, giật cấp 15
Môi trường 18/11/2024 07:03