Giám sát chặt để không bị đội vốn dự án Sân bay Long Thành
Cụ thể, QH quyết định chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, địa điểm: huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu là xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO); là cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Về quy mô của dự án, QH quyết định đầu tư xây dựng các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Về tổng mức đầu tư, khái toán cho toàn bộ Dự án là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, áp dụng đơn giá của năm 2014), trong đó giai đoạn 1 là 114.450 tỷ đồng (tương đương 5,45 tỷ USD). Dự án được sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của ngành hàng không, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.
Dự án được áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc xây dựng, quản lý và vận hành như các cảng hàng không quốc tế tiên tiến trên thế giới, bảo đảm năng lực khai thác đồng bộ theo tiêu chí an toàn, thuận tiện, chất lượng và hiệu quả. Diện tích đất của Dự án là 5.000 ha, trong đó, diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng Cảng hàng không là 2.750 ha; diện tích đất cho quốc phòng là 1.050 ha; diện tích đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác là 1.200 ha.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương xây dựng dự án sân bay Long Thành |
Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 01 đường cất hạ cánh và 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác. Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 01 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Giai đoạn 3: Hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Chính phủ chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với từng giai đoạn của dự án và báo cáo QH thông qua trước khi quyết định đầu tư.
Trao đổi với PV, ĐB Trần Du Lịch cho hay: Dự án sân bay Long Thành cuối cùng QH đã bấm nút thông qua về mặt chủ trương. Việc tiếp theo tại các kỳ họp QH tới là xem xét báo cáo tiền khả thi do Chính phủ trình để QH quyết định hình thức đầu tư, suất đầu tư cho dự án thế nào? Điều quan trọng nhất, là rút kinh nghiệm các dự án nói chung, dự án giao thông hiện nay nói riêng đang bị đội vốn quá cao. Bởi thế, vấn đề có tính quyết định là QH phải thực thi quyền giám sát tối cao đối với dự án này để không bị đẩy vốn lên cao. Một siêu dự án, nếu chỉ đội vốn 10- 15% thôi đã lớn; còn nếu đội vốn lên đến 30- 40% thì sẽ vô cùng nguy hiểm. |
QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo thực hiện dự án đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ cơ bản như phê duyệt các quy hoạch và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến công tác xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác cảng hàng không.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, theo phân kỳ đầu tư được phê duyệt, cần tiếp tục đầu tư, khai thác có hiệu quả Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; thường xuyên tuyên truyền, thông tin để người dân hiểu về chủ trương đầu tư và tiến độ triển khai dự án. Về tác động của dự án đối với nợ công, với các kịch bản được tính toán, mức độ tác động đến nợ công tối đa 0,28% GDP.
Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, bên hành lang QH, Bộ trưởng Bộ Giao thông- Vận tải Đinh La Thăng cho hay: Ngành giao thông sẽ mất 2-3 năm để xây dựng đề án khả thi và hoàn thành công tác chuẩn bị. Cụ thể, bước tiếp theo của dự án sẽ là lập báo cáo khả thi, để Chính phủ trình lại Quốc hội quyết định trước khi bước vào xây dựng. Bộ sẽ chọn đơn vị lập báo cáo khả thi thông qua đấu thầu quốc tế, không phụ thuộc vào nhà tài trợ, nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho dự án để đảm bảo tính khách quan và giá hợp lý.
Chủ trương này được đưa ra sau nhiều vụ việc liên quan đến các dự án sử dụng ODA, khi cơ quan quản lý không thể thay nhà thầu yếu kém vì ràng buộc vay vốn. Dự kiến Quốc hội sẽ dành 1-2 kỳ họp để bàn luận và thông qua báo cáo khả thi. Như vậy, nhanh nhất cũng cần 2-3 năm cho việc chuẩn bị. Sớm nhất 2018 mới có thể triển khai thi công.
L. Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15