Giảm lượng muối ăn, phòng ngừa đột quỵ
Những cơn đau tim đột xuất do ăn thừa muối. Ảnh minh họa
Trước thực trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát đi thông báo kêu gọi Việt Nam cần có hành động đối với việc lạm dụng muối bằng cách thực hiện các biện pháp của WHO về giảm muối nhằm làm giảm số lượng người mắc và chết do bệnh tim và đột quỵ. Theo đó, mặc dù nghiên cứu về tiêu thụ muối ở Việt Nam còn hạn chế, kết quả sơ bộ cho thấy lượng muối tiêu thụ trung bình tại Việt Nam dao động từ 12 đến 15 gam một người một ngày. Rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 đến 64 tiêu thụ một lượng muối cao hơn so với lượng muối do WHO khuyến cáo là ít hơn 5 gam một người một ngày. Gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Những con số này tương đồng với các kết quả nghiên cứu ở các nước như Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà người dân cũng tiêu thụ trung bình khoảng 10 gam muối mỗi ngày.
Các nhà khoa học cho rằng, tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến (hoặc góp phần vào) bệnh tăng huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo một điều tra quốc gia, tỷ lệ tăng huyết áp ở người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên là 25,1%. WHO ước tính cứ 2 giây có một người chết vì bệnh tim mạch. Cứ 5 giây, có một trường hợp nhồi máu cơ tim và 6 giây có một trường hợp đột quỵ. Mỗi năm, bệnh tim mạch cướp đi mạng sống của 17, 5 triệu người. Dự báo đến năm 2020 sẽ có khoảng 25 triệu người bị bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, chiếm 33% tổng số ca tử vong.
WHO khuyến cáo rằng trẻ em từ 2 đến 15 tuổi thậm chí nên ăn ít muối hơn so với lượng muối khuyến cáo cho người lớn là ít hơn 5 gam một ngày và được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Ông Jeffery Kobza, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết “việc giảm lượng muối ăn là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho các quốc gia trong việc cải thiện sức khỏe người dân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi người dân có thể sử dụng những biện pháp đơn giản để giảm lượng muối tiêu thụ. “
Theo đó, mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau: Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi chế biến thức ăn, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày. Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên. Yêu cầu các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn. Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối. Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối.
Được biết, thành phần chủ yếu của muối trong khẩu phần ăn của chúng ta là natri. Natri cũng có trong mì chính (bột ngọt), một loại gia vị được nhiều nơi trên thế giới sử dụng.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu là từ muối và các gia vị cho vào trong quá trình chế biến 81%, lượng muối có sẵn trong các thực phẩm chế biến sẵn là 11.6% và có trong các thực phẩm tự nhiên là 7.4%. Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, tương ứng với 35.1% và 31.6%. Mì chính và muối tinh là cũng là những nguồn cung cấp muối đáng kể (tương ứng 7.5% và 6.1%). Trong các thực phẩm chế biến sẵn, mì ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn (7.5%). Dưa muối cũng đóng góp 1.4% lượng muối hàng ngày. |
N. Huyền
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00