Vinh danh nhà giáo Thủ đô một cách toàn diện
Lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” | |
Đạo đức nhà giáo cần được nhìn thẳng, không né tránh |
Trên thực tế, ngành giáo dục đã có nhiều danh hiệu ghi nhận thành tích của nhà giáo ở góc độ chuyên môn như danh hiệu: “Giáo viên dạy giỏi” hay công đoàn có danh hiệu “Người tốt – việc tốt”… nhưng những danh hiệu này mới chỉ dừng ở góc độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo, mà chưa có những ghi nhận xác đáng những tâm huyết phía sau bục giảng của các nhà giáo.
Bà Trần Thị Thu Hà và hội đồng thẩm định nghe báo cáo của các ứng viên. Ảnh: KT |
Do đó, với mong muốn có thể vinh danh các nhà giáo một cách toàn diện (không chỉ ghi nhận thành tích các nhà giáo ở góc độ chuyên môn, mà còn đánh giá và ghi nhận được những tâm huyết của họ với nghề dạy học), qua đó khích lệ các nhà giáo Hà Nội tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”, Sở GD- ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” dành cho cá nhân các nhà giáo.
PV: Vậy, tiêu chuẩn để vào vòng xét duyệt giải thưởng này như thế nào, thưa bà?
Để được xét tặng giải thưởng, có 2 tiêu chuẩn cụ thể dành cho các ứng viên. Thứ nhất, tiêu chuẩn tâm huyết với nghề thì giáo viên phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ hoặc tích cực vượt khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục; có nhiều thành tích, tâm huyết cống hiến cho ngành; có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn vươn lên khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được học sinh và đồng nghiệp tín nhiệm cao; khơi nguồn, truyền cảm hứng, tâm huyết, sáng tạo, là tấm gương cho học sinh noi theo; tích cực chỉ đạo, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả giáo dục cụ thể, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, làm thay đổi và nâng cao chất lượng hiệu quả ở nhà trường.
Đối với tiêu chuẩn đổi mới, sáng tạo, thì yêu cầu đầu tiên là chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng khoa học giáo dục tiên tiến, vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm tiên tiến vào thực tiễn quản lý giảng dạy; Có sáng kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục tại đơn vị được Hội đồng khoa học của giải thưởng đánh giá cao, được đồng nghiệp, học sinh đồng tình cao khi công bố trên các trang báo chí thông tin điện tử của Hà Nội…
PV: Theo bà, đâu là điểm khác biệt của Giải thưởng này so với các giải thưởng khác đã có trước đó của ngành?
TS Nguyễn Tùng Lâm- Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục học Hà Nội, thành viên Hội đồng thẩm định Giải thưởng chia sẻ: Tổ chức giải thưởng này là chủ trương đúng của ngành GD - ĐT Hà Nội. Giải thưởng không chỉ góp phần tậphợp, phát huy được tâm huyết, tiềm năng sáng tạo của mỗi nhà giáo Thủ đô mà còn thúc đẩy sự đổi mới giáo dục một cách sáng tạo thiết thực. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất. Qua thực tiễn, tôi thấy Giải thưởng này sẽ có sức sống trong mỗi nhà giáo và môi trường giáo dục hiện nay. Trong vòng thẩm định vừa qua, tôi ấn tượng rất nhiều với các cán bộ là quản lý, hiệu trưởng các trường có sáng kiến rất hay, rất tốt, đáng được nhân rộng trong toàn ngành. Cùng với đó là những giáo viên trẻ cũng vô cùng năng động, đổi mới theo sát thời đại. Bên cạnh mặt tích cực, tôi thấy vẫn còn một số những hạn chế, đó là một số người chưa phân biệt được đâu là tâm huyết và đâu là thành tích. Thành ra họ bị nặng về việc đưa thành tích cá nhân mà không thể hiện được những sáng tạo trong lao động. Tôi tin, trong lần tổ chức thứ 2, Ngành sẽ tìm được nhiều gương tiêu biểu hơn nữa, lan tỏa được cuộc thi hơn nữa. |
Như tôi đã nói ở trên, ngoài ý nghĩa mục đích đã nói ở trên thì cách chấm giải cũng khác. Cụ thể, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn trên, hồ sơ của ứng viên dự Giải thưởng sẽ phải qua 3 vòng xét duyệt, từ cấp cơ sở, đến quận huyện rồi mới tới chung khảo cấp thành phố. Sau khi qua xét duyệt của hội đồng khoa học của Giải thưởng là các nhà khoa học có uy tín, đại diện các ban chuyên môn của Sở GD- ĐT và CĐ ngành.
Hội tâm lý giáo dục Hà Nội…, 100 ứng viên lọt vào vòng chung khảo còn phải trực tiếp trình bày trước hội đồng thẩm định xét duyệt giải thưởng để làm rõ hơn những đóng góp sáng tạo, tâm huyết của họ. Cách làm này của Hội đồng giải thưởng nhằm mục đích để giải thưởng vinh danh thực sự có ý nghĩa và những người được vinh danh thực sự xứng đáng, được cơ sở đơn vị, địa phương cũng như ngành thừa nhận.Vòng này nhằm đánh giá khách quan hơn những ứng viên dự giải, để tránh tôn vinh không đúng người thực việc thực.
Vì trên thực tế, có những thầy cô làm rất tốt nhưng không nói được và có những người nói được nhưng chưa thực sự xuất sắc vì họ có người tư vấn, nhất là với cấp quản lý. Và ngay trong quá trình thẩm vấn chúng tôi đã thấy được, nhiều thầy cô nhờ sự khơi gợi của các thành viên trong Hội đồng thẩm định đã có thể trình bày sâu sắc hơn những sáng tạo, những tâm huyết mà mình đã làm.
Ngoài ra, Giải thưởng cũng có nhà tài trợ nên giá trị giải thưởng rất cao, 10 triệu đồng/ cá nhân cho 50 nhà giáo đoạt giải thưởng, còn 50 người lọt vào vòng chung khảo cũng được nhận 1 phần quà có giá trị và 2 triệu đồng/cá nhân. Điều này cho thấy người được nhận giải thưởng thực sự được tôn vinh.
PV: Bà có đánh giá như thế nào về sức lan tỏa của Giải thưởng này?
Dù đây là lần đầu tiên thực hiện, nhưng chúng tôi đã nhận thấy được sự lan tỏa rộng rãi của nó trong môi trường giáo dục.Cụ thể, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng từ ngay các cấp cơ sở, quận, huyện. Từ hàng nghìn ứng viên từ cấp cơ sở, mỗi quận, huyện sẽ chọn lựa, đánh giá và gửi danh sách 2 người xứng đáng nhất lên cấp Thành phố vào vòng chung khảo.
Tuy nhiên, tiêu chí của Giải thưởng cũng đã được nhiều quận huyện lấy đó làm giải thưởng trao cho các cá nhân tiêu biểu của quận huyện mình. Sau đây, chúng tôi sẽ có đánh giá bước đầu về Giải thưởng này cũng như sự đóng góp khích lệ của nó vào phong trào thi đua đổi mới dạy và học của ngành giáo dụcthời gian tới…
PV: Xin chân thành cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
Kim Thoa
(Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46