Giải bài toán rác thải cho Hà Nội
Rác vây khu dân cư
Hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Hà Nội phải thu gom hàng ngày khoảng 5.400 tấn. Trong đó, khu vực đô thị là 3.200 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 2.200 tấn/ngày. Rác thải chủ yếu được thu gom, vận chuyển bằng xe cuốn ép chất thải rắn thùng kín. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải hiện nay vẫn chủ yếu là phương pháp chôn lấp, chiếm 70 - 80%. Điển hình nhất là tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, có tổng diện tích khai thác giai đoạn 1 là hơn 83,5 ha. Trong đó, khu xử lý chất thải công nghiệp chỉ rộng 5,5 ha, số còn lại phục vụ công tác xử lý, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, xử lý nước, rác thải phát sinh...
Thực tế cho thấy, khối lượng rác thải trên địa bàn Hà Nội ngày một lớn, công tác thu gom, xử lý của các đơn vị hiện vẫn chỉ đáp ứng được 80% yêu cầu thực tế. Tình trạng bãi rác tự phát mọc lên khá nhiều ở khu vực ngoại thành, gây ô nhiễm mỗi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan .
Theo phản ánh của chị Lê Thị Hà, sống ở ven quốc lộ 3, thuộc địa phận huyện Đông Anh, cách nhà chị chưa đầy 100m từ hơn một năm nay xuất hiện một bãi rác rất to. Vài xã lân cận họ thu gom trong dân rồi mang ra đổ ở cái hố đó cực kỳ ô nhiễm. Bác Trần Văn Nam ở xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm cũng cho biết, dọc con đường từ quốc lộ 5 vào xã Kiêu Kỵ có tới gần chục bãi rác lớn nhỏ. “Cứ ven mương, ven bờ ruộng là người ta đổ. Thậm chí nhiều nhà có ruộng ven đường cũng bị người ta đổ trộm rác, phế thải vào. Phần lớn số rác thải đổ tại những bãi rác tự phát ấy là do xã chưa có chỗ nào để chôn lấp nên mang ra đổ tạm. Không biết tình trạng này còn kéo dài bao lâu nữa”, bác Nam chia sẻ.
Bức xúc vấn đề thu gom rác nội đô
Tại buổi thị sát bãi rác Nam Sơn cách đây một tháng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã nhận định: "Nhu cầu thu gom, xử lý rác thải ở nước ta còn rất lớn. Trong bối ảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng mạnh, ngành du lịch phát triển... yêu cầu thu gom, xử lý rác thải càng bức thiết”.
Thế nhưng thực tế, hiện nay khu vực tiếp nhận và xử lý rác thải theo qui hoạch của thành phố lại xa trung tâm. Ví như bãi rác Nam Sơn- nơi tiếp nhận 90% lượng rác của thành phố, cách trung tâm hơn 50 km. Vì thế, việc thu gom rác tại các điểm tập kết trong nội đô, không được kịp thời. Nhiều tuyến phố, các xe rác tập kết ngay tại lòng, lề đường, khu đông dân cư tạo ra những bãi rác di động không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường, mà còn ảnh hưởng tới vấn đề an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, trở thành nỗi bức xúc của nhiều người dân sống quanh khu vực.
Theo ông Lê Trung Dũng, Trưởng phòng truyền thông công ty URENCO, hiện nay, mỗi xe chở rác lên bãi Nam Sơn phải trải qua lộ trình hơn 100km cho cả lượt đi lượt về, trong khi mỗi xe chỉ chở được từ 7 đến 10 tấn. Tổng số xe rác thải sinh hoạt bãi Nam Sơn tiếp nhận mỗi ngày đêm là 500 lượt xe. Do cự ly từ điểm tập kết rác đến nơi xử lý rác cuối cùng xa nên vòng quay của xe thu gom trong nội đô bị kéo dài, không kịp thời, tạo nên sự bức xúc của người dân. “Chúng tôi đã và đang nỗ lực để có những giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng này”- ông Dũng khẳng định.
Được biết, vừa qua tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác vận chuyển rác thải ở TP Hà Nội” do Công ty URENCO phối hợp với Công ty Ichikawa Kankyo Enginering và Công ty Kato Syoji (Nhật Bản) tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia trong nước và Nhật Bản đã cùng nhau trao đổi, bàn thảo về kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, các phương án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Với Hà Nội, rác thải được tập trung chủ yếu ở bãi Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), song khu vực này ở quá xa trung tâm, tốn kém chi phí, hạn chế chất lượng vận chuyển và xử lý. Do đó, các chuyên gia đã đề xuất quy hoạch xây dựng trạm trung chuyển rác thải tại khu vực Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, công suất 1.000 tấn/ngày do URENCO cùng các công ty Nhật Bản quản lý, vận hành. Đề xuất hình thành trạm trung chuyển rác thải Tây Mỗ được đánh giá là thiết thực nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh, đảm bảo mỹ quan thành phố, đồng thời cải tiến công nghệ, giảm thiểu thời gian thu gom và số lượng xe vận chuyển chất thải đến khu xử lý rác cuối cùng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, sử dụng hiệu quả nhân công và tái tạo nguồn nhiên liệu, góp phần giải bài toán xử lý rác thải cho Hà Nội một cách hiệu quả.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26