Sử dụng nguyên liệu tái tạo trong lĩnh vực xây dựng

Giải bài toán kép về môi trường và giá thành

Tại Hội nghị Bê tông châu Á lần thứ 7 với chủ đề “Phát triển bê tông bền vững cho hiện tại và tương lai” vừa diễn ra mới đây ở Hà Nội, vấn đề ứng dụng công nghệ bê tông của doanh nghiệp Việt được các đại biểu đặc biệt quan tâm.
giai bai toan kep ve moi truong va gia thanh “Mỗi giờ, cả nước có 1 nạn nhân vì tai nạn lao động xây dựng”
giai bai toan kep ve moi truong va gia thanh Vingroup ký hợp tác chiến lược với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực xây dựng

Đây là Hội nghị quốc tế có uy tín trên thế giới, tập trung nhiều nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà làm chính sách về lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và bê tông.

Cũng như ở các nước khác trên thế giới, các công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng chủ yếu. Năm 2015, Việt Nam sản xuất khoảng hơn 75 triệu tấn xi măng (là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông).

giai bai toan kep ve moi truong va gia thanh
Công nghệ bê tông ở VN đã hội nhập quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây.

Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030, nhu cầu xi măng của Việt Nam đến năm 2020 là 93-95 triệu tấn, đến năm 2030 là 113-115 triệu tấn.

Việc tăng sản lượng xi măng để phục vụ nhu cầu xây dựng của Nhà nước và người dân cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khai thác đá vôi, đất sét là các nguyên liệu chính sản xuất xi măng, đồng thời gây phát thải khí nhà kính trong quá trình nung nguyên liệu chế tạo clanhke và các công đoạn sản xuất khác của xi măng.

Sản xuất bê tông không chỉ cần xi măng mà đồng thời cát, đá thiên nhiên cũng được khai thác để làm cốt liệu. Việc khai thác các nguyên liệu từ thiên nhiên thực tế có ảnh hưởng đến môi trường sống và sẽ dẫn đến nghiêm trọng nếu công tác khai thác không được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ và Quốc hội cũng đã phê duyệt thông qua các Luật như Luật Xây dựng 2013, Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đầu tư 2014 và gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị đinh 24A về quản lý vật liệu xây dựng.

Trong những văn bản cao nhất của Việt Nam, chúng ta đều nhấn mạnh việc phát triển xây dựng trong đó có VLXD phải đảm bảo việc hài hòa giữa lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và vấn đề về môi trường.

Về vấn đề ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Việt, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) cho rằng, công nghệ bê tông ở VN đã hội nhập quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây.

Đây là hướng đi đúng của doanh nghiệp Việt trong việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng. Những nhóm công nghệ chính về bê tông, những công nghệ về bê tông cường độ cao, chất lượng cao, chúng ta đã áp dụng rất thành công với những công trình cao tầng, trong tốc độ đô thị hóa.

Ở những năm 1986, ví dụ ở Hà Nội, tòa nhà cao nhất là tòa nhà khách sạn Thăng Long 11 tầng, năm 1996, chúng ta hội nhập quốc tế thì công trình như khách sạn Sofitel Plaza (đường Thanh Niên) công trình cao tầng những năm 1990 cũng đã áp dụng công nghệ về bê tông cường độ cao và chất lượng cao vào lúc đó.

Hiện nay, những tòa nhà cao tầng từ 20 đến 50 tầng khá phổ biến ở các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. HCM. Công nghệ bê tông đã được ứng dụng ở đây với cường độ cao và chất lượng cao tăng lên nên tiết diện, kích cỡ của các cấu kiện sẽ được thu hẹp lại. Đồng thời sản lượng bê tông cho một công trình cũng thấp xuống, như vậy vật liệu xi măng cũng như tài nguyên thiên nhiên có thể giảm được phần nào.

Ví như công trình Thủy điện Sơn La với công suất 2.400MW, lớn nhất Đông Nam Á (có chiều cao đập bê tông 138m, dung tích hồ chứa 9,26 tỉ m3), đã được hoàn thành năm 2012, sớm 3 năm so với tiến độ ban đầu đề ra, cung cấp sản lượng điện trung bình hàng năm 10.246 tỉ kWh; cụm công trình Cảng Hàng không quốc tế T2 Nội Bài và cầu Nhật Tân tại Thủ đô Hà Nội được hoàn thành năm 2015, và nhiều nhà cao tầng, các khu đô thị mới hoàn thành gần đây đã góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng, miền trong cả nước.

Các công nghệ xây dựng nhà cao tầng (móng cọc khoan nhồi, kết cấu khung nhà sử dụng bê tông cường độ cao 50 -80MPa,...) trong những năm 2000 cũng đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể của ngành xây dựng. Đồng thời, các công nghệ vật liệu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ chất lượng cao, bê tông bọt, bê tông khí, thân thiện môi trường cũng đã và đang được các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng trong xây dựng nhà ở.

Tuy nhiên, theo ông Phan Khắc Long, Chủ tịch HĐQT- TGĐ Công ty CP đầu tư Phan Vũ, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đứng trước thách thức. Thách thức thứ nhất là công nghệ, công nghệ phải ngang tầm với thế giới. Giải quyết bài toán đầu tiên là bài toán công nghệ phải phù hợp với thế giới.

Thứ hai là bài toán về năng suất, chúng ta đang rất khó cạnh tranh, mặc dù bê tông hiện nay rất đắt nhưng vẫn có những nước nhập khẩu bê tông cấu kiện vào Việt Nam. Chúng ta đang phải giải bài toán kết cấu phải mới, công nghệ phải mới và phải bảo đảm mới có thể phát triển được ngang tầm với thế giới.

“Việc ứng dụng KHCN về bê tông hiện giờ, tôi cho rằng là rất cấp bách. Vấn đề môi trường là một vấn đề chúng ta phải phát triển, đừng nghĩ rằng bê tông là một ngành không thể phát triển xanh, tôi cho rằng chúng ta phải phát triển bê tông theo hướng phát triển xanh và bền vững.

Việc tận dụng phế thải và tái tạo phế thải cho bê tông là một giải pháp rất tốt. Và để thực hiện được hiệu quả, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ về cơ chế một cách cụ thể của nhà nước, để doanh nghiệp được tạo điều kiện, người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng, đón nhận sản phẩm mới một cách tự nhiên.” - ông Long nhấn mạnh.

T.Huế

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động