Gia tăng gánh nặng bệnh tật do thuốc lá
Nhìn đâu cũng thấy đầu mẩu thuốc lá
Kể từ khi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá chính thức có hiệu lực, nhiều biện pháp được đặt ra, từ tăng cường công tác tuyên truyền đến những chế tài xử phạt nhằm giảm tỷ lệ người hút thuốc. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng người hút thuốc lá vẫn không giảm.
Mới đây nhất, vào trung tuần tháng 12 năm 2014, Ban chỉ đạo PCTH thuốc lá TP Hà Nội đã tổ chức 2 đoàn thanh tra, ra quân kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Đây là hoạt động nhằm tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá để từng bước và tiến tới chấm dứt việc hút thuốc lá tại nơi công sở, cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội. Đoàn đã kiểm tra tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Xanh Pôn, khách sạn Hà Nội, bến xe Yên Nghĩa và bến xe Lương Yên. Kết quả, tại thời điểm kiếm tra cho thấy lực lượng chức năng không phát hiện trường hợp nào hút thuốc tại khu vực cấm hút thuốc lá. Tuy nhiên, các quy định về thực hiện môi trường không khói thuốc chưa được áp dụng đầy đủ như tại khách sạn Hà Nội không có biển báo cấm hút thuốc lá, tại khu vực lễ tân, khu vực chờ của khách vẫn còn gạt tàn thuốc lá và đầu lọc thuốc lá.
Tại Bệnh viện Xanh Pôn, ở thời điểm kiểm tra nhà ăn bệnh viện vẫn bán thuốc lá. Khu vực phòng khám không có người hút thuốc nhưng dọc đường đi tại khuôn viên sân có rất nhiều tàn thuốc lá. Một điều dễ nhận ra là, người nhà bệnh nhân hút thuốc nhiều trong khuôn viên bệnh viện. Trong khi đó, chỉ thấy lác đác một vài biển báo cấm hút thuốc lá.
Trong lúc đợi người nhà đến lượt khám, anh Nguyễn Văn Mạnh ( 38 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) liên tục rít thuốc. Anh kể, anh hút thuốc lá từ năm 16 tuổi. Anh có nghe nói đến tác hại của thuốc lá, từng bỏ 2 lần nhưng không thể chịu được vì nhạt mồm, nhạt miệng nên lại tái nghiện. Giờ mỗi ngày trung bình anh hút hết 1 bao.
60773
Năm 2030, hơn 70.000 người tử vong vì thuốc lá
Trong khi việc sử dụng thuốc lá và những hệ lụy của nó đang gia tăng nhanh chóng thì giá thuốc lá đang có xu hướng giảm đi. Sở dĩ có điều này, theo bà Hoàng Anh là do mức thuế thuốc lá của Việt Nam thấp. Thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm thuốc lá của Việt Nam hiện là 65% tính trên giá xuất xưởng. Nếu tính trên giá bán lẻ, thuế chỉ chiếm 41,6% trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá phải đạt 70%. |
Là người gắn bó nhiều năm với công tác phòng chống thuốc lá, Ths. BS Phạm Thị Hoàng Anh, Giám đốc tổ chức HealthBridge Canada cho biết, với 16 triệu người hút thuốc, Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới về số người hút thuốc. Trong đó, tỷ lệ hút thuốc ở nam chiếm 47,4% (trung bình cứ 2 người nam giới sẽ có 1 người hút thuốc). 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Kết quả điều tra tại Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên tới 96,8%. Một nghiên cứu khác của Viện Chiến lược và chính sách y tế cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do thuốc lá làm mất đi 1,5 triệu năm sống khỏe mạnh của người Việt Nam, chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật.
BS Hoàng Anh nhấn mạnh, gánh nặng bệnh tật mà nguyên nhân chính là do thuốc lá đang gia tăng nhanh. Nếu như năm 1986, bệnh không lây nhiễm chỉ chiếm 39% số trường hợp nằm viện thì tới năm 2011, tỷ lệ này lên tới 62,7%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 75% tổng số các ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, tương đương 40.000 người. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm chỉ trong 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong số 25 bệnh do thuốc lá gây ra đã chiếm một con số khổng lồ, lên tới 23 nghìn tỷ đồng/ năm. Tổ chức này cảnh báo, con số này có thể gia tăng đến 70.000 người vào năm 2030 nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Các chuyên gia cảnh báo, thuốc lá là nguyên nhân làm nhiều hộ gia đình rơi vào nhóm nghèo. Nếu số tiền chi tiêu cho thuốc lá được sử dụng cho mua lương thực thực phẩm thì 11,2% trong số hộ gia đình sẽ thoát nghèo. Thuốc lá không chỉ gây nên nghèo đói mà còn làm tăng khoảng cách của bất bình đẳng, tăng khoảng cách giàu nghèo.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Tin khác
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03