Gia tăng đột quỵ, méo miệng vì thời tiết lạnh: Phòng tránh bằng cách nào?

Thời tiết đột ngột chuyển sang lạnh ở miền Bắc đã khiến nhiều người ngã bệnh, đặc biệt người già và trẻ em. Ở nhiều bệnh viện, số bệnh nhân bị biến chứng của cao huyết áp, trong đó các biến chứng nặng như đột quỵ, phình mạch máu não, tắc mạch máu não gây hôn mê…hay bệnh về đường hô hấp đã tăng khá cao.
phong tranh bang cach nao Kiểm soát huyết áp – Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ
phong tranh bang cach nao Giờ "vàng" để cứu đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ tăng cao

PGS. TS. Mai Duy Tôn – Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện mỗi ngày Khoa tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân đột quỵ, tăng khoảng 5-10%. Nhiều người vào viện trong tình trạng nguy hiểm. Theo PGS. Tôn, trời lạnh, huyết áp sẽ tăng là nguyên nhân thường gặp gây đột quỵ. Đặc biệt, thời tiết lạnh làm co mạch, máu dễ bị đông hơn có thể gây tắc nghẽn. Một nguyên nhân khác, là do môi trường lạnh, người dân dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng và điều này là cơ hội cho những người có bệnh nền trước đó dễ bị đột quỵ hơn..

phong tranh bang cach nao
PGS. Mai Duy Tôn đang thăm khám cho bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Khoa Cấp cứu A9.

Trước tình trạng bệnh nhân đột quỵ nhập viện nhiều, các bác sĩ khuyến cáo, khi phát hiện người nhà bị đột quỵ, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ trong vòng 6 tiếng đầu để việc điều trị được hiệu quả. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm. Cạnh đó, trong lúc chờ xe cấp cứu, nên để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, gối cao đầu, nới rộng quần áo vùng cổ, nếu có răng giả thì phải lấy ra. Một điều cần lưu ý là tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ một loại thức ăn hay thuốc gì tránh bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng do bệnh nhân có thể có rối loạn nuốt.

Cũng theo các bác sĩ, trong những ngày nhiệt độ hạ thấp, nhiều người già, trẻ em méo mồm, liệt mặt tăng nhanh. Bác sĩ Dương Văn Tâm, Trưởng khoa Điều trị Liệt vận động ngôn ngữ trẻ em (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) thông tin, từ đầu mùa đông tới giờ, bệnh nhân đến viện tăng mạnh. Mỗi ngày có đến 20-25 người bị méo mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đến điều trị.Trong đó, có bé Hoàng Thị Ngọc Lan (14 tháng tuổi, quê ở Hải Dương) là một trong những bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh đã và đang điều trị tại viện. Tại Bệnh viện, nhờ được điều trị đúng phác đồ, tình trạng của bệnh nhi này đang tiến triển tích cực, cháu đã đỡ méo miệng và có thể ra viện trong thời gian tới.

Ths. Tâm cho biết, bệnh méo miệng xảy ra quanh năm và có thể ở mọi người, không phân biệt tuổi tác và lứa tuổi. Bệnh thường gặp hơn vào mùa đông. Cơ chế gây nên bệnh là do lạnh, lạnh đột ngột làm tổn thương gây phù nề chèn ép dây thần kinh khi chạy trong xương đá, gây mất dẫn truyền giữa thần kinh trung ương ra ngoài, từ đó gây liệt. Khi đó, người bệnh rơi vào tình trạng mắt nhắm mắt mở trừng trừng, nhắm không kín, miệng kéo lệch về phía bên lành, rãnh mũi má bên liệt mờ hoặc mất. Khi ăn, thức ăn đọng ở má bị liệt. Các nếp nhăn ở trán bị xoá mờ hoặc mất hẳn. Ngoài ra, một số người còn có các dấu hiệu đau buốt nửa đầu.

Khi bị bệnh, tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp dân gian phản khoa học như đắp đuôi lươn, đắp lá. Bởi chúng không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn diễn biến nặng hơn, người bệnh càng khó phục hồi. Để tránh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, đặc biệt trong thời tiết giá lạnh hiện nay ở miền Bắc, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, không được tắm quá muộn, tắm nước lạnh, hạn chế uống rượu bia.

Nhiều trẻ nhỏ nhập viện vì bệnh đường hô hấp

Không chỉ bị liệt mặt, méo miệng, mà thời tiết lạnh kéo dài cũng khiến nhiều trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn hô hấp, nên bệnh nhi phải đến khám và điều trị tại các Bệnh viện tăng cao. Theo PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận gần 2.000 trẻ tới khám, chữa bệnh. Trong đó, số bệnh nhân nhập viện do các bệnh về đường hô hấp tăng, chủ yếu là các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa... Có bé vài tháng tuổi đã phải cấp cứu vì viêm phổi nặng.

Còn tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày Khoa tiếp nhận khoảng 200 đến 250 bệnh nhi, trong đó bệnh nhi mắc các bệnh lý hô hấp chiếm khoảng 30 đến 50%. Theo bác sĩ Nguyễn Thành Nam -Trưởng khoa Nhi, trẻ nhập viện trong thời điểm này chủ yếu vì các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi. Bác sĩ Nguyễn Thành Nam cho hay, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể hạn chế nên trẻ em dễ mắc bệnh khi thời tiết rét đậm hoặc giá rét kéo dài, đặc biệt là dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh.

Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, khi trời giá rét, các bậc phụ huynh luôn giữ ấm cho trẻ, nhất là lúc đi ra ngoài. Nên cho trẻ vui chơi nơi kín gió, không nên cho trẻ ra ngoài chơi nhiệt độ thấp, hay có gió, mưa ẩm; cho trẻ ăn uống đủ chất, hạn chế tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cảm cúm…

Các chuyên gia y tế cũng lưu ý người dân cần chú ý phòng bệnh trong thời tiết vẫn tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài như hiện nay. Theo đó, không nên ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm, nên ăn uống thức ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng để đủ năng lượng cho cơ thể. Những bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, béo phì, tiểu đường cần tuân thủ điều trị nghiêm túc, phòng cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột quỵ.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/10 đến ngày 25/10), toàn Thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 24 ổ dịch.
Xem thêm
Phiên bản di động