Gia tăng bệnh nhân đột quỵ vì nắng nóng
Nhận biết và sơ cứu trường hợp bất ngờ bị đột quỵ | |
Ăn quá ít cơm: nguy cơ bệnh tim, đột quỵ gia tăng! |
Nắng nóng yếu tố thuận lợi của đột quỵ
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng đầu mùa, đặc biệt ở 2 ngày cuối tuần vừa qua (21, 22/4) có thể coi là ngày nắng nóng đỉnh điểm. Vì thế, lượng bệnh nhân bị đột quỵ, viêm não… do ảnh hưởng của nắng nóng, nhất là người cao tuổi có bệnh mãn tính, phải nhập viện Bạch Mai cấp cứu cũng tăng đột biến.
Đơn cử, mới đầu mùa nắng nóng ở Hà Nội nhưng đã có một ca tử vong do phình và vỡ mạch máu não, bệnh nhân là một thanh niên mới ngoài 30 tuổi. Cụ thể, ngày 22/4, nam thanh niên này khi đang đá bóng ngoài trời nắng bất ngờ ngã lăn ra sân, ngất xỉu rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê. Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán phình mạch máu não và dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã tử vong sau đó.
Bác sĩ Đào Việt Phương, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai thăm, khám cho bệnh nhân bị đột quỵ. |
Phân tích về ca bệnh đáng tiếc này, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đá bóng và thời tiết không phải là nguyên nhân nhưng đó có thể là yếu tố tạo thuận lợi trên nền bệnh có bất thường về mạch máu não. Việc vận động với cường độ mạnh trong thời tiết nắng nóng có nguy cơ gây nguy hiểm bởi khi nhiệt độ cao hơn cơ thể sẽ dễ xảy ra nhiều biến cố “sốc nhiệt”, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong nhanh chóng.
Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng vừa qua, riêng tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ nhập viện Bạch Mai gia tăng khoảng 20%. “Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị tiếp nhận bệnh nhân đột quỵ lớn nhất khu vực miền Bắc. Trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân được ghi nhận tăng lên khoảng vài chục bệnh nhân mỗi ngày. Chúng tôi làm việc liên tục 24/24 giờ để hội chẩn, đưa ra phương án cứu chữa bệnh nhân kịp thời”, bác sĩ Nguyễn Văn Chi cho hay.
Theo Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai lý giải: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đột quỵ không phải do nắng nóng, nhưng nhiệt độ cao là một trong những yếu tố ảnh hưởng bất lợi cho bệnh nhân cao huyết áp và từ đó dẫn đến đột quỵ. Cụ thể, đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ, điển hình là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì... Với những người mang yếu tố nguy cơ này thì khi gặp điều kiện thời tiết bất thường như quá nắng nóng, quá lạnh thì dễ làm các yếu tố nguy cơ khởi phát và gây đột quỵ.
Bên cạnh đó, cần phải kể đến là trong điều kiện thời tiết nóng bức, khó chịu sẽ gây căng thẳng, rất nhiều người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám,...dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đó chính là lý do đột quỵ, cũng như các bệnh mạn tính khác gia tăng trong thời tiết nắng nóng.
Đáng lo ngại, các chuyên gia y tế cảnh báo, hiện nay đột quỵ không chỉ gặp ở người già mà nhiều người trẻ tuổi cũng bị.“Hiện mô hình bệnh tật ở nước ta khá giống các nước phát triển, khi bệnh nhiễm trùng giảm, các bệnh không nhiễm trùng tăng lên. Những người trẻ cũng mang các yếu tố nguy cơ không khác người lớn tuổi. Do đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ cũng tương tự”, bác sĩ Nguyễn Văn Chi cảnh báo.
Hiệu quả nếu được cấp cứu trong “giờ vàng”
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Chi có nhiều triệu chứng để nhận biết người bị đột quỵ. Trong đó điển hình là triệu chứng người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội. Bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, nói không tròn vành rõ chứ, cười: Mồm méo, lệch một bên.Và bệnh nhân đột quỵ sẽ có biểu hiện đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt. Hiện bệnh đột quỵ nam giới mắc đột quỵ nhiều hơn nữ vì có nhiều yếu tố nguy cơ như rượu bia, thuốc lá…. Để phòng bệnh đột quỵ, khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, không nên ra đường tập luyện. Đặc biệt những người đã từng bị đột quỵ rồi rất dễ tái phát nên cần phải dự phòng cả đời. |
Trong thời tiết nắng nóng, bác sĩ Nguyễn Văn Chi cho biết, đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ cao là nhóm người cao tuổi, trẻ em và người phải làm việc trong điều kiện ngoài trời. Đây là những đối tượng cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe trong mùa hè. Bởi lẽ, người cao tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường,…Bên cạnh đó, các phản xạ của người già rất kém, sức chống đỡ không tốt. Vì vậy, khi tiết trời nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố nguy cơ, các bệnh trong cơ thể bất ổn thì rất dễ bị đột quỵ phải nhập viện.
Còn ở nhóm trẻ em, cơ thể còn non nớt, rất nhạy cảm với thời tiết. Nhiều trẻ có sức đề kháng không tốt, dễ bị tác động bởi nắng nóng. Thêm vào đó, trẻ rất hiếu động nên có nhu cầu uống rất nhiều nước, sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khi đùa nghịch. Vì vậy trong những ngày nhiệt độ cao, trẻ dễ bị say nắng, sốc nhiệt. Đối với nhóm người dân đang trong độ tuổi lao động, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi đánh giá nhóm này có sức chịu đựng tốt, có thể chịu đựng thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt. Song, nhiều người lao động phải làm việc ngoài trời, trong điều kiện nắng nóng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể vẫn có thể khiến họ bị hôn mê, đột quỵ.
Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần biết bảo vệ cơ thể, nếu thời tiết quá nóng, quá nắng thì phải nghỉ ngơi, tạm dừng công việc. Đặc biệt là những người lao động có điều kiện làm việc đặc thù như cầu thủ bóng đá, công nhân lò cao, người nông dân,…Người dân cần lưu ý tránh ra đường trong thời gian cao điểm 12-16h, đồng thời chú ý bù đủ nước, có các phương tiện hỗ trợ khi ra ngoài hoặc làm việc để tránh tác động của nhiệt và tia tử ngoại.
“Còn đối với những bệnh nhân bị đột quỵ, người nhà cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời” - TS.Nguyễn Văn Chi lưu ý. Bệnh nhân đột quỵ nếu đến bệnh viện kịp thời thì cơ hội điều trị hiệu quả cao, chi phí điều trị thấp hơn và ít để lại di chứng. Ngược lại, qua “giờ vàng” thì di chứng nặng nề, điều trị khó khăn và chi phí rất cao. Thế nhưng hiện nay, số bệnh nhân bị đột quỵ đưa vào cấp cứu nằm trong “giờ vàng” chỉ chiếm 1,5%. Ở Bệnh viện Bạch Mai, tỉ lệ này cũng chỉ 5-7%. “Giờ vàng là thời gian sau khi xảy ra đột quỵ 4-6 tiếng. Đặc biệt, hiện nay, với những kỹ thuật hiện đại hỗ trợ, Bệnh viện Bạch Mai đã cứu chữa thành công nhiều bệnh nhân đã bị đột quỵ tới 24 tiếng” –bác sĩ Nguyễn Văn Chi cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Văn Chi nhấn mạnh việc tuyệt đối không được cho bệnh nhân khi bị đột quỵ ăn, uống bất kỳ thuốc gì, cũng không xoa bóp, bấm huyệt, chích nặn máu ở đầu ngón tay, sau tai vì đây là những biện pháp không có tác dụng. Càng không nên cho uống viên An Cung như nhiều người vẫn làm, vì cực kỳ nguy hiểm. Bởi lúc này, bệnh nhân thường rơi vào trạng thái bị mê man, uống nước hay thuốc đều dễ bị sặc, làm tắc đường thở.Từng có bệnh nhân chết vì sặc thuốc chứ không phải vì đột quỵ, do thuốc rơi vào phổi” – bác sĩ Nguyễn Văn Chi lưu ý.
Về việc vận chuyển để cấp cứu cho người bệnh, các chuyên gia y tế cho rằng lâu nay nhiều người hiểu sai việc bệnh nhân đột quỵ không được vận động tức là không di chuyển. Vì thế cứ để bệnh nhân nằm yên một chỗ, khiến càng nặng. Thực tế, không để bệnh nhân vận động nhưng có thể di chuyển khi họ nằm trên cáng, trên ô tô. Trong khi đợi xe cấp cứu, tránh làm tổn thương nặng thêm bằng việc cho người bệnh nằm đầu cao, lưng nghiêng 45 độ so với cơ thể, để khi bệnh nhân bị nôn, đờm dãi sẽ không chui vào mũi, miệng và vào phổi; mặc quần áo thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp…để hỗ trợ bệnh nhân tối đa trước khi có sự can thiệp và điều trị của bác sĩ.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38