Ghi nhận từ một xã ven đô về văn minh cưới hỏi
Quyết tâm thay đổi “lệ làng”… | |
Kỳ 3: Sao lại xé rào? | |
Xây dựng nếp sống văn minh tại khu chung cư | |
Hành vi đẹp cho cuộc sống đẹp |
Gần 100% lễ cưới trên địa bàn được tổ chức đảm bảo tinh thần “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm”, không có hiện tượng thách cưới bằng tiền mặt hoặc lễ vật cầu kỳ. Việc tổ chức thành công cưới, hỏi văn minh ở một xã ven đô là mô hình cần nhân rộng.
Các đoàn thể cùng vào cuộc
Đám cưới chỉ diễn ra trong một ngày với phương châm “nhiều không” như: Không thách cưới bằng tiền mặt; không lễ vật cầu kỳ; không mời tràn lan; không hút thuốc lá; không chơi cờ bạc; không mở loa đài công suất lớn trước 5 giờ sáng và sau 22 giờ đêm… là những nhắc nhở cửa miệng của người dân với nhau mỗi khi trong làng, ngoài xóm tổ chức đám cưới.
Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Trọng Tiến – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cao Thành cho biết: Khi Chỉ thị 11 của Thành ủy và Kế hoạch số 37 của huyện ủy Ứng Hòa được phổ biến trong xã đã nhanh chóng nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân. Minh chứng dễ thấy là, qua 5 năm triển khai tổ chức và thực hiện, đại đa số người dân trên địa bàn đã nhận thức được lợi ích của việc thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi. Nhà văn hóa là địa điểm tổ chức của hàng chục hộ gia đình trên địa bàn. Tinh thần tổ chức hôn lễ “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm” luôn được đề cao.
Một đám cưới tập thể được tổ chức ở huyện Ứng Hòa. Ảnh: Trang Thu |
“Qua một thời gian triển khai Chỉ thị 11, hiện đa số người dân trên địa bàn đã nhận thức được những lợi ích của việc thực hiện nếp sống văn minh này. Dễ thấy nhất là các đám cưới đều giảm đáng kể số khách mời. Nhiều đám cưới được tổ chức tại nhà văn hóa thôn hết sức tiết kiệm nhưng vẫn trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống. Việc tổ chức lễ cưới tại nhà văn hóa của thôn đã góp phần tích cực tạo không khí vui tươi, gắn kết cộng đồng” – ông Nguyễn Huy Hanh – Phó Bí thư Đảng ủy xã Cao Thành hồ hởi.
Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Cao Thành, để người dân nhận thức và thay đổi thói quen thì phương châm “cùng vào cuộc” của các đoàn thể địa phương là hết sức quan trọng. Theo đó, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hàng tháng Cao Thành đều tổ chức họp giao ban khối Dân vận, họp Đảng ủy và triển khai phổ biến tới từng chi bộ. Đặc biệt, khi có gia đình trong xã chuẩn bị tổ chức đám cưới, các đoàn thể tổ chức của địa phương đều đến để vận động tuyên truyền.
“Lực lượng cán bộ đảng viên và đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nhưng chính người dân lại là những người giám sát tốt nhất việc thực hiện những chỉ thị và chủ trương này. Việc này không chỉ giúp cán bộ, đảng viên có ý thức thực hành tiết kiệm mà người dân cũng đồng tình hưởng ứng” - ông Nguyễn Huy Hanh nhấn mạnh.
Cưới theo nếp sống mới hay vì nhiều lẽ. Chẳng hạn, từng có nhiều nhà khó khăn, lo cưới xong rồi lại lo trả nợ cả trăm triệu. Đám cưới theo nếp sống mới vừa đỡ tốn kém lại được nhiều cơ quan tổ chức quan tâm, vun vén. Quan trọng là cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, được quan viên hai họ, bạn bè, chính quyền chấp nhận, chúc phúc. Mỗi khi trong họ hàng có đám cưới, người cao tuổi như chúng tôi đều nói cho con cháu hiểu những điều này và thực hiện tổ chức cho phù hợp thực tiễn. |
Thay đổi thói quen
Theo tìm hiểu, để đẩy mạnh việc cưới văn minh, UBND xã Cao Thành đã tích cực cải cách công tác hoàn thiện thủ tục đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn. Cụ thể, xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn tại trụ sở UBND một cách trang trọng, tạo ấn tượng tốt cho các cặp vợ chồng trẻ. Các cặp đôi khi đến đăng ký đều được cán bộ tư pháp tư vấn về Luật Hôn nhân gia đình và tuyên truyền vận động các đôi và gia đình thực hiện tốt các quy định trong Chỉ thị 11 của Thành ủy. “Qua 5 năm triển khai Chỉ thị 11 trên địa bàn xã, tính từ tháng 10/2012 đến tháng 5/2017 toàn xã có 209 cặp đăng ký kết hôn tại UBND. Những cặp này đều được xã phổ biến tuyên truyền thực hiện việc cưới theo nếp sống mới. Về cơ bản, các hôn lễ đều thực hiện đúng theo tinh thần vui tươi, tiết kiệm đề ra” – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cao Thành cho biết.
Có một điểm đặc biệt liên quan đến cưới xin ở xã Cao Thành đó là, phần lớn những cặp đôi đều coi ngày đăng ký kết hôn ở trụ sở UBND là thời điểm trọng đại gắn kết hôn nhân, ngày tổ chức lễ cưới chỉ mang tính thông báo tới họ hàng, làng xóm. Ồng Nguyễn Huy Hanh nói, các đôi đến trụ sở UBND xã thường coi ngày đăng ký là thời điểm quan trọng nhất. Trước khi đến họ đều xem ngày, giờ đẹp để ra đăng ký. Sau khi các gia đình liên hệ với xã, về phía địa phương cũng rất hoan nghênh và sẵn sàng làm việc, kể cả ngày nghỉ để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.
Nhắc đến sự thay đổi trong nếp cưới ở xã Cao Thành, ông Nguyễn Tiến Ích – Chủ tịch hội Người cao tuổi cho biết: Có thời điểm, trong làng xã việc tổ chức cưới hỏi hết sức rườm rà. Nhiều đám cưới ít cũng 70 - 80 mâm, có đám cưới lên đến cả 120 - 150 mâm. Tuy nhiên, ít năm gần đây, người dân đều nhận thấy việc cưới theo nếp sống mới hay và phù hợp hoàn cảnh thực tế. Ông ích cho rằng, Cưới theo nếp sống mới hay vì nhiều lẽ. Chẳng hạn, từng có nhiều nhà khó khăn, lo cưới xong rồi lại lo trả nợ cả trăm triệu. Đám cưới theo nếp sống mới vừa đỡ tốn kém lại được nhiều cơ quan tổ chức quan tâm, vun vén. Quan trọng là cô dâu, chú rể sống hạnh phúc, được quan viên hai họ, bạn bè, chính quyền chấp nhận, chúc phúc. Mỗi khi trong họ hàng có đám cưới, người cao tuổi như chúng tôi đều nói cho con cháu hiểu những điều này và thực hiện tổ chức cho phù hợp thực tiễn.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40