Gặp “thiếu nữ” kéo cờ Tổ quốc trong ngày 2/9
Xúc động lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình mừng ngày Quốc khánh 2/9 | |
Xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh | |
Quảng trường Ba Đình tưng bừng tổng duyệt diễu binh |
Khoảnh khắc xúc động
Trong một ngày giữa tháng 8, theo lối cầu thang gỗ của ngôi nhà cổ số trên phố Ngô Quyền (Hà Nội), chúng tôi lên căn phòng ấm cúng của gia đình bà Lê Thi - người thiếu nữ năm xưa kéo cờ trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Bà Lê Thi cùng bà Đàm Thị Loan, hai người vinh dự được kéo cờ Tổ quốc trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 |
Tiếp đón tôi rất nồng hậu, bà Lê Thi chia sẻ những cảm xúc mà cách đây 73 năm bà cùng với người bạn Đàm Thị Loan vinh dự được cử lên lễ đài kéo cờ Tổ quốc.Ngồi bên chiếc bàn, bà Thi tay run run lật lại từng tấm hình cũ, trong đó có những hình ảnh đen trắng đã được chụp cách đây cả nửa thế kỷ. Dù hơn 7 thập kỷ đi qua nhưng những ký ức về thời kỳ lịch sử huy hoàng, người phụ nữ ngoài 90 tuổi ấy vẫn còn nhớ đến từng chi tiết như mới xảy ra.
Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp Trường Đồng Khánh (nay là Trường Trưng Vương, Hà Nội), dù được cha định hướng đi theo ngành sư phạm song bà Lê Thi sớm giác ngộ, tham gia cách mạng. Công việc của bà là cùng với Hội Phụ nữ Cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.
“Lúc bước lên lễ đài, tôi vừa đi vừa run vì sợ kéo không được ở dưới nhiều người sẽ trách vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. Khi bước tới gần lễ đài, tôi gặp 1 phụ nữ ăn mặc trang phục người Tày, chúng tôi dắt tay nhau bước tời lễ đài. Khi tới nơi, tôi nói với chị ấy là em cao để em kéo, còn chị thấp thì đỡ cờ. Khi bài hát Quốc ca vang lên, chúng tôi từ từ kéo lá cờ Tổ quốc, khi cờ vừa lên đến đỉnh tung bay trước gió cũng là lúc bài hát Quốc ca kết thúc. Lúc đó tôi biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” – bà Thi xúc động. |
Đôi khi bà còn đóng vai trò là người thu thập tin tức về các trận đánh cho báo đưa tin. Bà Thi kể lại, trước ngày 2/9/1945 khoảng 1 tuần, bà nhận được lệnh của cấp trên đi vận động tất cả phụ nữ ở phố Hàng Bông tập hát Quốc ca, đi đều bước, chọn trang phục quần áo để chuẩn bị đi dự ngày trọng đại của đất nước.
Sáng 2/9 năm ấy, bà Thi cùng với số chị em trong Hội Phụ nữ phố Hàng Bông đi vận động các gia đình đóng cửa hàng để ra Quảng trường Ba Đình dự Lễ mít tinh. “Lúc ấy tôi đang là Bí thư của Hội Phụ nữ cứu Quốc ở quận Hoàn Kiếm, nên có nhiệm vụ dẫn một số chị em phụ nữ trong hội đi lên quảng trường Ba Đình.
Mọi người mặc quần trắng áo dài, đi giầy ba ta trắng. Riêng tôi cầm cây gậy vừa đi vừa hô khẩu hiệu để chị em hô theo. Đến quảng trường Ba Đình tôi thấy các đoàn thể được xếp theo giới, phụ nữ, thanh niên, công nhân, viên chức… May mắn cho Đoàn phụ nữ Hàng Bông chúng tôi, tuy đến sau nhưng lại được xếp đứng ở hàng đầu của đoàn phụ nữ của Thủ đô” – bà Thi kể lại.
Bà Lê Thi nhớ lại: “Khoảng 13h30 ngày 2/9/1945, hàng vạn đồng bào đã sẵn sàng chờ đến giờ phút Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Chúng tôi đang đứng hồi hộp chờ đợi mít tinh sắp bắt đầu, bỗng nhiên một đại diện Ban tổ chức đến chỗ đoàn phụ nữ chúng tôi yêu cầu cử một người lên kéo cờ. Lúc đó, các chị em trong hội đều bất ngờ, không ai dám nhận. Lúc sau, nhiều người nói “Thi lên đi”. Khi đó tôi ngập ngừng, e ngại vì sự việc xảy ra quá bất ngờ. Đây cũng là một việc ngẫu nhiên, có lẽ vì tôi là bí thư nên đứng ở hàng đầu, lại ở ngoài hàng, dáng “oai vệ” vác gậy gỗ, giữ trật tự cho đội ngũ chị em”...
“Lúc bước lên lễ đài, tôi vừa đi vừa run vì sợ kéo không được ở dưới nhiều người sẽ trách vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. Khi bước tới gần lễ đài, tôi gặp 1 phụ nữ ăn mặc trang phục người Tày, chúng tôi dắt tay nhau bước tời lễ đài. Khi tới nơi, tôi nói với chị ấy là em cao để em kéo, còn chị thấp thì đỡ cờ. Khi bài hát Quốc ca vang lên, chúng tôi từ từ kéo lá cờ Tổ quốc, khi cờ vừa lên đến đỉnh tung bay trước gió cũng là lúc bài hát Quốc ca kết thúc. Lúc đó tôi biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” – bà Thi xúc động.
Và những chuyện chưa kể…
Bà Thi quê gốc vốn ở Hưng Yên nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình trí thức có 8 anh chị em, sống ở 98 Hàng Bông (Hoàn Kiếm – Hà Nội). Cụ thân sinh là một nhà giáo nổi tiếng đó là Hiệu trưởng Trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm. Tên thật của bà Thi là Dương Thị Thoa, vì tham gia cách mạng nên mới lấy bí danh như vậy.
Họ Lê là theo họ vua Lê Thái Tổ, còn Thi là tên người bạn thân của bà.Vì gia đình có truyền thống theo nghề giáo, trước đó bà luôn tâm niệm sẽ nối nghiệp gia đình mà chưa từng nghĩ sẽ đi theo cách mạng.
Nhắc lại giây phút lần đầu tiên nhìn thấy Bác và quyết định đi theo cách mạng của mình, bà kể, khi hoàn thành nhiệm vụ, đứng trên lễ đài, bà được thấy hình ảnh Bác Hồ rất gần. Lúc đó Bác mặc bộ quần áo kaki màu vàng, đi đôi dép cao su giản dị, khác hẳn với hình dung của bà trước đó.
Trong lúc đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, giọng Bác trầm ấm, rõ ràng.Thỉnh thoảng đang đọc, Bác lại dừng lại, hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hàng vạn người ở dưới đồng thanh đáp lại: “Có ạ!”. Bà Thi cho hay, bản thân bà lúc đó vô cùng xúc động, bà không nghĩ một vị lãnh tụ vĩ đại lại biết quan tâm đến dân chúng và bình dị đến vậy.
“Trước kia khi học ở Trường Đồng Khánh, lãnh đạo người Pháp đứng lên phát biểu nói rất nhiều, đôi khi còn mắng học sinh, chứ chưa bao giờ hỏi xem họ có nghe rõ không. Sự quan tâm, sâu sắc của Bác khiến chúng tôi không thể nào quên. Sau khi nghe Bác đọc Bản Tuyên ngôn, cùng với sự quan tâm của Bác đến mọi người dân, từ đó tôi quyết định học làm cán bộ cách mạng, chứ không đi học làm cô giáo như dự định trước đây nữa” – bà Thi chia sẻ.
Sau ngày Độc lập, bà Thi dành tất cả thời gian và sức lực cho cách mạng. Bà vận động những gia đình giàu có quyên góp gạo, muối mang đi cứu đói cho người nghèo…Vào chiến khu, bà được điều động lên Vĩnh Yên làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, rồi Chủ tịch Hội Phụ nữ Tuyên Quang. Trên những cương vị mới, bà đã hoàn thành xuất sắc việc vận động và tập hợp nữ giới tham gia kháng chiến, xây dựng hậu phương cho cuộc đấu tranh chống Pháp trường kỳ.
Quãng đời hoạt động cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp chung của bà Lê Thi tiếp tục trải qua nhiều công việc, sau đó kết thúc bằng việc thành lập và đứng đầu Viện Nghiên cứu gia đình và giới. Bà được Nhà nước phong hàm Giáo sư năm 1991.Về người phụ nữ cùng kéo cờ với mình, bà Thi cho biết, thời điểm đó 2 người cũng không hỏi tên nhau.
Mãi đến rất nhiều năm về sau bà mới biết người kéo cờ cùng bà năm ấy là bà Đàm Thị Loan – phu nhân cố Đại tướng Hoàng Văn Thái. Cơ duyên của lần gặp lại sau này là do bà Đàm Thị Loan đã viết lại những dòng hồi ký của mình về “Cô thiếu nữ Hà Nội” trong cuốn Từ Việt Bắc đến Tây Ninh xuất bản năm 1988.
Còn bà Lê Thi thì viết bài báo đăng trên nội san của cơ quan mình về “cô du kích người Tày”. Vô tình tìm được mối liên hệ giữa hai bài báo, hai người đã có những cuộc hội ngộ xúc động vào ngày 2/9/1989, sau 44 năm. Và đến năm 2010 thì bà Đàm Thị Loan mất.
Giờ đây, khi tuổi đã cao, cụ bà Lê Thi vẫn tìm niềm vui trong công việc nghiên cứu, viết sách với mong muốn cống hiến cho xã hội những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được trong những năm tháng học tập và chiến đấu mà mình đã trải qua. Bà Thi bày tỏ:“Tôi mong muốn truyền thống của cha ông ta được tiếp nối.
Thế hệ trẻ phải thấy được trách nhiệm của mình, đó là đưa đất nước tiến lên trong thời bình, cần nắm chắc những thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới để vận dụng vào Việt Nam một cách tốt nhất trong điều kiện của đất nước. Tôi nghĩ những vấn đề này phải trông vào thế hệ trẻ”...
Chia tay cụ bà Lê Thi khi trời đã chập choạng tối, hình ảnh về “cô thiếu nữ Hà Nội” kéo cờ trong ngày Lễ Độc lập năm ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí. Tôi tự hỏi: Trong thời bình, thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì để tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng của cha ông?
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21