Gần 200 ứng viên tham dự Hội thảo: "Du học nghề Đức – Con đường mới cho học sinh Việt"
Du học nghề Đức – Con đường mới cho học sinh Việt |
Mỗi năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp không kiếm được việc làm. Mặc dù rất nhiều trường nghề trong thời gian qua được mở ra, nhưng khi học viên tốt nghiệp thi tuyển vào những công ty liên doanh nước ngoài đều nhận được cái nhìn ái ngại.
Từ lâu nước Đức đã thực hiện chiến lược “Đào tạo kép” kết nối chặt chẽ, linh hoạt, đạt hiệu quả cao giữa lý thuyết và thực hành. Đây là điều mà Việt Nam đang thiếu, nhân lực Việt đang yếu. Cánh cửa du học nghề đang mở rộng tại Đức khi các doanh nghiệp của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này đang tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Không đủ sức vào đại học Đức, sinh viên Việt Nam vẫn có thể tìm được một công việc lâu dài tại đây bằng hình thức “du học nghề tại Đức”.
Nhằm giúp cho các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên có cái nhìn rõ nét và tổng quát nhất về “Du học nghề” – cái tên còn lạ lẫm với nhiều người, ngày 18/12/2015, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp – Trung tâm Tư Vấn Du Học (IVES) sẽ tổ chức Hội thảo “Du học nghề Đức – Con đường mới cho học sinh Việt”.
Hội thảo Du học nghề tại CHLB Đức có sự tham dự của các cơ quan ban ngành liên quan; Hiệu trường các trường nghề; Các cơ quan thông tấn báo chí. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng thu hút 200 học sinh, sinh viên cùng gia đình cuả các ứng viên có nguyện vọng Du học Đức. Về phía CHLB Đức có ông Roland Hanczuk - Đại diện doanh nghiệp, trường nghề nghành Điều dưỡng với trên 69 cơ sở trên toàn nước Đức.
Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm với các ứng viên may mắn trúng giải tài trợ học phí, vé máy bay trong chương trình bốc thăm may mắn |
Ông Roland Hanczuk cho biết: “Chiến lược “Đào tạo kép” của người Đức là kết nối chặt chẽ, linh hoạt, đạt hiệu quả cao giữa lý thuyết và thực hành. Các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng về nhân lực thì sẽ lập kế hoạch và lên chương trình tuyển sinh. Nếu doanh nghiệp đó có sẵn cơ sở dạy lý thuyết thì học viên vừa học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp không có cơ sở đào tạo lý thuyết thì sẽ kết hợp với một trường dạy lý thuyết nghề.”Hội thảo “Du học nghề Đức – Con đường mới cho học sinh Việt” đã giới thiệu tổng thể mô hình giáo dục nghề tại CHLB Đức, cũng như các chỉ tiêu tuyển sinh niên khóa 2016 – 2019. Chuyên gia đến từ CHLB Đức sẽ tư vấn trực tiếp các ngành nghề như điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn, cơ khí – ô tô, xây dựng, phiên dịch tiếng Đức,…một số hợp đồng tuyển sinh đã được thực hiện ngay trong buổi hội thảo.
Một số hợp đồng được ký ngay tại hội thảo |
Ông Roland Hanczuk cũng cho biết thêm, thời gian các học viên trải qua từ 3 - 3,5 năm, trong đó trung bình 2100 tiết lý thuyết và 2500 tiết thực hành. Học viên sau khi ra trường sẽ được làm việc ngay tại doanh nghiệp đã theo học. Đặc biệt doanh nghiệp Đức hỗ trợ học viên tiền học (Ausbildunggeld). Mức hỗ trợ tùy từng Doanh nghiệp, từng Bang nhưng không thấp mức quy định của Liên bang.
Trong năm 2015, Viện Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp – Trung tâm Tư Vấn Du Học (IVES) đã ký kết nhiều văn bản ghi nhớ - hợp tác với các trường dạy nghề, dạy tiếng và các doanh nghiệp Đức nghiên cứu nhận chuyển giao các chương trình dạy nghề của Đức thí điểm tại Việt Nam và các chương trình tư vấn tuyển sinh - trao đổi chuyên gia, giảng viên, học viên giữa hai bên.
Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp giao Trung tâm Tư vấn du học IVES cũng chính thức mở chương trình Tư vấn tuyển sinh Du học nghề tại CHLB Đức với hơn 400 mã nghề như Nhà hàng khách sạn (Hotel/Restaurantfachman/-frau); Đầu bếp (Koch);Y tá(Krankenschwester); Điều dưỡng viên(Altenpfleger); Xây dựng (Baubereich); Cơ khí (Mechatronik); Phiên dịch tiếng Đức (Dolmesche),…
Giới thiệu các ngành nghề du học tại Đức |
Theo ông Nguyễn Anh Quân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp cho biết, tấm bằng tốt nghiệp đào tạo nghề tại nước Đức tương đương với bằng hệ Cao đẳng ở Việt Nam và có giá trị tại Mỹ và các nước Châu Âu. Để tham gia chương trình đào tạo, các học viên phải đáp ứng các yêu cầu: tốt nghiệp THPT trở lên, tiếng Đức tốt, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.
Thời gian nhập học nghề tại Đức thường bắt đầu vào tháng 9, 10 hàng năm, hoặc cũng có một số doanh nghiệp tuyển sinh trong năm. Các học viên tốt nghiệp sẽ được nhận vào làm việc tại doanh nghiệp đào tạo đấy trong vòng 2 năm và tiếp tục ký hợp đồng một năm một nếu như nhân viên đấy làm viêc tốt.
Cũng tại buổi hội thảo, BTC đã tổ chức chương trình bốc thăm với nhiều giải thưởng hấp dẫn. 1 giải đặc biệt của chương trình bao gồm toàn bộ chi phí vé máy bay rất may mắn được trao cho một bạn đã có hồ sơ trúng tuyển vừa gửi từ bên Đức sang.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40