Đừng quay lưng với vacxin Quinvaxem mà nguy hại tới con trẻ
Cuộc họp báo dưới sự chủ trì của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu và Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường.
Hỗn loạn xảy ra tại điểm tiêm Vacxin 5 trong 1
|
Cùng tham dự còn có Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm để thông tin và trả lời câu hỏi của hơn 100 báo đài có mặt tại buổi họp báo.
Thứ tự từ trái qua: TS Nguyễn Nhật Cảm, TS Trương Quốc Cường, PGS.TS Trần Đắc Phu, TS. Nguyễn Đình Anh, GS.TS Đặng Đức Anh |
Đừng quay lưng với Quinvaxem mà nguy hại tới con trẻ
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu hiện nay Bộ Y tế triển khai tiêm 30 loại vacxin, trong đó tiêm chủng mở rộng là 10 loại, còn lại là dịch vụ, với mong muốn để người dân phòng bệnh tốt nhất. Tình trạng hỗn loạn xảy ra vừa qua là do khan hiếm vacxin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ (loại vacxin pentaxim). Việc khan hiếm này không phải là do Bộ Y tế không cho nhập mà do nguyên nhân khách quan như thay đổi công nghệ sản xuất, thử nghiệm lô vacxin chưa đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất, chính vì thế chưa thể nhập khẩu về Việt Nam được.
Tuy nhiên, hiện nay trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế vẫn đảm bảo cung cấp đủ vacxin 5 trong 1 Quinvaxem có thành phần tương đương vacxin 5 trong 1 Pentaxim. Một năm có 4,5 triệu liều Quinvaxem được sử dụng trong tiêm chủng mở rộng trong khi vacxin dịch vụ chỉ chiếm 10% thị trường, nếu các gia đình vẫn kiên quyết đợi loại vacxin Pentaxim mà quay lưng lại với vacxin Quinvaxem thì sẽ ảnh hưởng lịch tiêm chủng của trẻ theo đúng thời gian khuyến cáo. Lo lắng hơn cả là nếu người dân quay lưng với vacxin Quinvaxem đang được Bộ Y tế triển khai trong trương trình tiêm chủng mở rộng như hiện nay. Nếu không được tiêm chủng đầy đủ thì miễn dịch cộng đồng giảm còn 60-70%, khi đó thì việc bùng phát dịch là điều rất đáng lo ngại như dịch ho gà ở Hà Nội, bạch hầu ở Gia Lai và các nước láng giềng của ta thời gian vừa qua. Cũng phải nói thêm bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bất cứ trường hợp nào chưa có miễn dịch, chưa tiếp xúc với mầm bệnh, chưa tiêm phòng đủ hoặc đã tiêm nhưng không sinh miễn dịch, đều dễ mắc bạch hầu. Đây là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Do đó nếu thiếu vacxin Pentaxim có thể thay bằng Quinvaxem, người dân không nên chờ đợi.
Nguồn cung ứng vacxin Pentaxim rất khan hiếm
Cũng trong buổi họp báo, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường cho biết, hiện trên thế giới có 3 nguồn cung cấp vacxin 5 trong 1 có thành phần ho gà vô bào là GSK, Sanofi và Nhật Bản. Trong suốt hơn 1 năm qua, Cục Quản lý Dược đã ít nhất 3 lần sang Nhật để đàm phán nhập khẩu vacxin dịch vụ 5 trong 1 của nước này, nhưng họ từ chối với lý do chỉ đủ dùng trong nước. Ông Cường cho biết, ông và các đồng nghiệp đang tính đến phương án thương thuyết với các nước Thái Lan, Malaysia hy vọng có thêm nguồn vacxin phục vụ cho việc tiêm chủng trong thời gian tới. Ông cho biết thêm, hiện nay loại vacxin Quimvaxem đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta do nhà sản xuất Hàn Quốc cung cấp cũng chính là loại vacxin được sử dụng rộng rãi ở 94 quốc gia trên toàn thế giới, vì vậy người dân yên tâm khi sử dụng loại vacxin này.
Vị Cục trưởng Cục Quản lý Dược yêu cầu công khai 161 điểm tiêm vacxin dịch vụ trên toàn quốc, giá vẫn giữ nguyên là 630.000 đồng/liều và không có chuyện tăng giá vacxin dịch vụ trong thời điểm này. Nếu phát hiện các điểm tiêm vacxin dịch vụ nằm ngoài 161 điểm tiêm vacxin dịch vụ công khai, giá bán cao hơn, Bộ sẽ có chế tài xử lý thích đáng. Ông cho biết "chúng tôi bằng mọi cách, bằng mọi kênh sẽ tìm các nguồn vacxin dịch vụ thay thế. Nhưng tôi khẳng định cho đến bây giờ không có bất kỳ nguồn cung ứng nào khác ngoài Sanofi và GSK. Nguồn khả dĩ hiện nay là vacxin Hecxaxim có thần phần ho gà vô bào đang thử nghiệm lâm sàng ởi Thái Bình, đến tháng 2/2016 sẽ hoàn tất 3 mũi. Nếu đảm bảo hiệu giá kháng thể và được hội đồng y đức đồng ý, có thể tháng 6/2016 sẽ được phép lưu hành".
Hình thức đăng ký tiêm chủng dịch vụ mới
Trước tình hình hỗn loạn trong việc xếp hàng đăng ký tiêm vacxin dịch vụ ngày 25/12, ngay trong buổi chiều cùng ngày Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức triển khai tiêm chủng vacxin dịch vụ. Nội dung công văn nêu rõ đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch chi tiết tổ chức buổi tiêm chủng vacxin Pentaxim phù hợp với số lượng vacxin Pentaxim được phân bổ tại đơn vị hiện nay, thực hiện công bố công khai kế hoạc tiêm vacxin Pentaxim, lưu ý tổ chức cho người dân đăng ký đảm bảo khoa học thông qua điện thoại, website hoặc đăng ký trực tiếp để người dân dễ dàng tiếp cận và đăng ký.
Cũng trong buổi họp báo, TS Nguyễn Nhật Cảm Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội khẳng định sẽ tổ chức đăng ký qua trang web hoặc email để đảm bảo người dân không phải đến xếp hàng, ngày giờ tiêm cũng sẽ có thông báo công khai trên website các đơn vị và công khai với báo chí. Ông cũng cho biết thêm, tại điểm tiêm chủng 182 Lương Thế Vinh ngày 25/12, do cho đăng ký và tiêm luôn, nên dẫn đến lộn xộn. Hiện điểm tiêm chủng dịch vụ này vẫn chưa triển khai tiêm mũi nào, vẫn đang đợi sự chỉ đạo của cấp trên để triển khai tiêm tốt nhất cho trẻ.
Đồng quan điểm với các vị chủ trì trong buổi họp báo, TS Nguyễn Nhật Cảm cũng khuyến cáo các bà mẹ không nên đưa con nhỏ theo khi đăng ký trực tiếp tại các phòng tiêm chủng, vì đây là thời điểm trời lạnh, đặc biệt là những bé mới 2 – 3 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm bệnh, các gia đình không biết vẫn đưa đi tiêm sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39