Đừng nghĩ là chuyện đương nhiên
Bộ trưởng Bộ Y tế trực tiếp chỉ đạo: Vụ “Bác sĩ BV K cầm 1 xấp phong bì” | |
Phong bì bệnh viện: Khó cấm! | |
Tạm đình chỉ nhân viên y tế bệnh viện K nghi nhận "phong bì" |
Có thể thấy, vấn nạn “phong bì” không chỉ xuất hiện ở một số bệnh viện mà nó đã tồn tại rất lâu trong ngành y tế, song để biết và xử phạt thì rất khó. Nguyên nhân nhiều người cho rằng, không thể coi việc người nhà bệnh nhân “cảm ơn” bằng phong bì cho bác sĩ là hành vi hối lộ và không có ai đi kiểm soát được việc trong những chiếc phong bì mà cán bộ y tế nhận có bao nhiêu tiền để có thể quy kết thành tội nhận hối lộ!
Trên thực tế, phần lớn các bác sĩ là những người giàu y đức. Thậm chí, ở các tuyến bệnh viện Trung ương không ít những y, bác sĩ đã khóc vì hạnh phúc khi cứu bệnh nhân qua cơn nguy kịch; nhiều bác sĩ đã bỏ tiền túi ra để giúp bệnh nhân có đủ tiền nhập viện... Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi trang phục của cán bộ y tế bao đời nay vẫn là màu trắng tinh khiết. Nhưng thực tế lại có những y, bác sĩ núp bóng tà áo trắng để thực hiện những hành vi khá thất đức mà dư luận rất bất bình thời gian qua. “Mũi tiêm sẽ không còn đau nếu như biết “cảm ơn” trước y tá; thuốc sẽ về sớm hơn nếu như cái phong bì ghi rõ tên tuổi, số giường nằm của bệnh nhân chạy đến nơi cần đến; phác đồ điều trị sẽ đuối công hiệu nếu như bệnh nhân thiếu nhiệt tình bày tỏ tấm lòng biết ơn bác sĩ” – một bệnh nhân đang điều trị ung thư tại một bệnh viện than thở.
Hình ảnh được chụp lại từ video clip ghi lại cảnh nhân viên y tế Bệnh viện K nhận phong bì. |
Có nhiều bác sĩ cho rằng, với mức lương của họ hiện nay chỉ 5 - 6 triệu/tháng, đứng mổ 3 - 4 giờ chỉ được 100.000-200.000 đồng thì cũng chẳng đủ thanh cao để không nhận phong bì. Tuy nhiên, biện minh này của y, bác sĩ không được dư luận đồng tình. Bác Nguyễn Xuân Trường (phố Thợ Nhuộm – quận Hoàn Kiếm) nhận định: Không thể cứ phạm sai lầm là đổ cho hoàn cảnh, cho nghề nghiệp được. Không nên đặt nghề nào cao hơn nghề nào, bởi nếu đã làm ăn chân chính thì nghề nào cũng cao quý, đáng trân trọng. Dẫu biết rằng nghề y là vất vả, là lương thấp, nhưng đâu phải nghề này, nhiều nghề lương còn thấp hơn trong khi công việc nguy hiểm không kém. Hơn nữa, tôi đâu thấy bác sĩ nào ở bệnh viện công bỏ nghề để đi làm nghề khác lương cao hơn” – bác Trường thẳng thắn chia sẻ.
Là người làm trong ngành y nhiều năm, cô Lân buồn rầu chia sẻ: “Ở thời của tôi, vấn đề phong bì còn xa lạ. Có thể, ở thời đó cũng nghèo, lấy tiền đâu mà “cảm ơn” bác sĩ. Tuy nhiên đã là bác sĩ thì không ai được quên lời thề Hippocrates, một trong những lời thề rằng: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”. Còn theo quan điểm của bác sĩ trẻ Minh Tuấn: “Không phải thời này hay thời xưa mà có hay không chuyện cảm ơn phong bì y, bác sĩ. Càng không thể nói thời xưa khó khăn nên không có phong bì. Bởi, nếu không có phong bì có thể vẫn cảm ơn bác sĩ bằng nhiều hình thức như: Biếu gạo, biếu gà…đó cũng có thể coi là một hình thức hối lộ”. Tuy nhiên, cần đánh giá một cách cẩn trọng cho từng trường hợp bởi theo quy định của Bộ Y tế thì không cho phép cán bộ y tế nhận cảm ơn của bệnh nhân trước và trong điều trị. Vậy sau khi kết thúc điều trị sẽ như thế nào?
Nói về tội nhận hối lộ, theo Luật sư Nguyễn Việt Hùng (Văn phòng Luật sư Kinh đô) cho biết: Tại Khoản 1 Điều 279 Bộ Luật Hình sự hiện hành thì hành vi nhận hối lộ chỉ bị coi là phạm tội khi của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên. Trường hợp của hối lộ có giá trị dưới 2 triệu đồng, thì phải kèm theo một trong 3 điều kiện sau: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI Bộ Luật Hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm...” Vậy, với trường hợp nhân viên y tế của Bệnh viện K nhận xấp phong bì cũng rất khó để xác định được hành vi hối lộ. Bởi, để quy kết tội nhận hối lộ thì cần phải xác định được động cơ, biểu hiện, hoàn cảnh... và số tiền trong phong bì mà nhân viên y tế đó nhận là bao nhiêu thì mới xác định được tội danh. Do vậy, để không còn cảnh phản cảm trên, quan trọng nhất vẫn là ý thức, trách nhiệm, tình yêu thương của y, bác sĩ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng từ bỏ suy nghĩ và thói quen đưa, biếu phong bì.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00