Đừng chủ quan vì có thể tử vong với căn bệnh “xoàng” này
Dịch cúm vào mùa, đe dọa sức khỏe cộng đồng | |
Bệnh cúm A/H1N1 dễ tấn công và lây lan khi thời tiết chuyển mùa | |
Chớ coi thường bệnh cúm mùa | |
Paracetamol không có tác dụng trị cảm cúm |
Tiêm vaccine cúm mùa là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Ảnh minh họa |
Trường hợp đầu tiên ở TPHCM tử vong vì cúm mùa
Đó là một phụ nữ 38 tuổi (trú tại quận Tân Phú, TPHCM). Trước đó, người phụ nữ này đã cùng gia đình đi du lịch ở Phú Quốc (Kiên Giang) và cả nhà 4 người đều có biểu hiện ho, sốt, đau họng. Khi thấy bệnh ngày càng nặng, hai vợ chồng bệnh nhân vào Bệnh viện Nhân dân 115 điều trị. Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng do bệnh nặng, người phụ nữ đã rơi vào tình trạng suy hô hấp, sau đó tử vong.
Nhận được thông tin từ Bệnh viện, Sở Y tế thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM tiến hành điều tra dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống, hai con nhỏ của người bệnh được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị cách ly. Sau quá trình điều trị, chăm sóc tích cực, hiện ba bố con nhiễm bệnh đã ổn định sức khỏe.
BS Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho hay, kết quả xét nghiệm xác định, bệnh nhân bị nhiễm cúm mùa và đây được coi là bệnh khá lành tính. Phân tích nguyên nhân khiến người bệnh tử vong cho thấy, trước đó người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu cho hay, từ đầu năm đến nay ghi nhận lác đác các trường hợp nhiễm cúm mùa, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A/H3N2, A/H1N1. Đồng tình với quan điểm cúm mùa là bệnh lành tính, nhưng BS Nguyễn Trung Cấp cũng cảnh báo, nhiều người chủ quan đến viện muộn, nên bệnh viện đã từng ghi nhận trường hợp tử vong chỉ vì loại cúm... xoàng này. Ví dụ năm 2016, có một bệnh nhân tử vong là người nước ngoài (Thổ Nhĩ Kỳ - nơi xảy ra dịch cúm làm tử vong không ít người). Bệnh nhân này tới Việt Nam vài ngày thì bị sốt liên tiếp 5 ngày liền. Bệnh nhân chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng viêm phổi nặng, suy hô hấp rất nặng. Điều trị suốt 1 tháng, bệnh nhân không thể qua khỏi. Cũng tại Bệnh viện này, nhiều bệnh nhân dù chỉ bị cúm thường, nhưng khi nhập viện trong tình trạng viêm phổi nặng, phải thở máy.
Bệnh có khả năng lây nhiễm cao
Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, cao điểm của cúm mùa thường xảy ra vào mùa Đông - Xuân, tuy nhiên những thời điểm khác trong năm, bệnh vẫn có thể xuất hiện. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Nhưng đối với trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi, người có bệnh lý nhiễm trùng, mang bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai. Một số trường hợp virus cúm tấn công trực tiếp gây viêm phổi với tổn thương lan tỏa rộng, diễn biến nhanh, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Ngoài ra, virus cúm cũng có nguy cơ gây viêm cơ tim, nên ở các ca virus cúm tấn công phổi, tấn công cơ tim diễn biến bệnh nhân rất nặng.
“Người bị cúm thường sốt 2-5 ngày. Điều này khác với các bệnh do virus khác của đường hô hấp thường hết sốt sau 24 - 48 giờ. Khi có dấu hiệu cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... mọi người vẫn thường tự điều trị triệu chứng ở nhà, sau vài ba ngày là đỡ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường, bệnh nhân nên đến viện. Đặc biệt, khi thấy cơ thể sốt cao sau vài ngày sốt nhẹ, đau nhức người, mỏi cơ, chán ăn, kèm đau ngực, khó thở thì càng phải đến viện sớm”, BS Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.
Các chuyên gia khuyến cáo, vì cúm là bệnh lây qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giữ gìn vệ sinh mũi, miệng, mắt. Khi đi đường, nên mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh nhiễm bệnh qua đường hô hấp. Khi đã nhiễm bệnh, nên nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến các nơi công cộng để tránh lây bệnh cho những người khác.
Hiện cúm mùa đã có vaccine tiêm phòng bệnh, mọi người nên tiêm phòng cúm, đặc biệt là những người trong nhóm nguy cơ cao như: Phụ nữ có ý định mang thai, người lớn tuổi, trẻ em, người có bệnh lý hô hấp... Người đã tiêm phòng cúm, nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa tiêm. Vì chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên cần tiêm phòng cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm và tiêm càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó.
Bộ Y tế khuyến cáo: - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. - Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. - Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh. - Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. - Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời. (Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) |
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh cúm mùa, thường được gọi với cái tên quen thuộc là cúm, là loại bệnh do virus cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người sang người. Có 3 loại cúm mùa gồm: Cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó, cúm A là loại nguy hiểm nhất, cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường, virus cúm B lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Virus cúm B được đánh giá là loại lành tính, đa số người mắc sẽ tự khỏi sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người bị suy giảm hệ miễn dịch nếu mắc phải mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Cũng theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh cúm, trong đó có 3 - 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 - 500.000 người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu - 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2), cúm A/H1N1) và cúm B gây nên. |
Theo Thu Nguyên/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38