Dịch cúm vào mùa, đe dọa sức khỏe cộng đồng
Bệnh cúm A/H1N1 dễ tấn công và lây lan khi thời tiết chuyển mùa | |
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cảm cúm | |
Phòng chống dịch cúm gia cầm trong dịp Tết |
Cúm gia cầm, cúm mùa “rục rịch” tăng
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau xác định, trên địa bàn tỉnh vừa xuất hiện một ổ dịch cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm. Theo đó, vào cuối tháng 9, tại cơ sở chăn nuôi của một hộ gia đình thuộc Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, hàng loạt gà, vịt bất ngờ lăn ra chết. Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguyên nhân gia cầm chết là do nhiễm cúm A/H5N1. Trước đó, tại tỉnh Kiên Giang, hàng chục công nhân đã phải nhập viện vì nhiễm cúm A/H1N1.
Các bệnh cúm mùa đang gia tăng nhanh vào thời điểm cuối năm |
Trước tình hình trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Nhóm bệnh cúm A bao gồm H1N1 và H3N2 hiện đang lưu hành ở người. Bệnh xảy ra trên toàn cầu với tỷ lệ ước tính từ 5% đến 10% người lớn và 20% đến 30% trẻ em. Tại Việt Nam, cúm mùa chủ yếu là cúm A/H3N2 (chiếm 44%); cúm B chiếm 43,4% và cúm A/H1N1 là 12,2%. Riêng dịch cúm gia cầm H5N1 dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong trên người song Việt Nam đã liên tiếp ghi nhận các ổ dịch xuất hiện ở nhiều địa phương khác nhau.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nhận định, thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa thu - đông đang tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh cúm phát triển. Đặc biệt, cúm A/H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, dễ tấn công và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây viêm phổi, tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Dịch cúm thường lây lan rất nhanh
Phân tích chuyên môn của ThS.BS Võ Kim Tuyến, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chỉ ra, thời điểm mùa thu - đông, cộng đồng rất dễ mắc phải các bệnh thường gặp như nhiễm trùng hô hấp trên, cảm cúm, cúm mùa, cúm A. Biểu hiện của bệnh là những cơn ớn lạnh, sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, khó thở. Người có bệnh lý nền như hen suyễn, COPD, cơ địa suy kiệt nếu nhiễm cúm sẽ dễ dàng vào đợt cấp, viêm phổi, nguy hiểm đến tính mạng.
Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, không buôn bán, giết thịt, ăn thịt gia cầm bệnh |
Vi rút cúm A có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Loại vi-rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C. Do đó, hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt vi rút.
Bệnh cúm truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Người mang vi rút cúm có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...
Chủ động phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe
Đối với bệnh cúm gia cầm H5N1, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo khi phát hiện gia cầm có biểu hiện bệnh, chết người chăn nuôi cần chủ động thông báo cho cơ quan thú y địa phương để kịp thời có giải pháp hỗ trợ, khoanh vùng, xử lý và dập dịch (nếu có). Người trực tiếp chăn nuôi cần có trang phục bảo hộ lao động, rửa tay, vệ sinh cơ thể thường xuyên sau khi tiếp xúc với gia cầm, chuồng trại. Tuyệt đối không buôn bán, giết thịt, ăn thịt gia cầm bệnh, gia cầm chết.
Vệ sinh cơ thể và môi trường sống sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh |
Với cúm mùa, bệnh có biểu hiện sốt trên 380C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp nặng. Riêng cúm A/H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, bệnh chỉ có thể chẩn đoán, xác định qua xét nghiệm dịch mũi họng.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng giải pháp ăn nhiều rau quả, trái cây, uống nhiều nước; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi; vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn; người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh; đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Khi sức khỏe có biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, chữa; cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ; không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30