Đốt than tổ ong là một trong những nguyên nhân chính khiến không khí Hà Nội ô nhiễm
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài | |
Khen thưởng nhiều tập thể xuất sắc trong công tác Đoàn – Hội khối trường | |
Hà Nội diễn tập ứng phó sự cố cháy nổ hóa chất độc hại |
Chiều 1/10, tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, chia sẻ thông tin hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Vũ Đăng Định cho biết: Tại Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc, ô nhiễm bụi thường tăng cao tập trung vào thời gian mùa đông, đầu xuân và vào những thời điểm chuyển mùa. Đây cũng là hiện tượng thường gặp trong nhiều năm qua.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Vũ Đăng Định thông tin tại hội nghị. (Ảnh: NC) |
Theo số liệu quan trắc tại hệ thống trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, từ ngày 13/9/2019, chất lượng không khí của Hà Nội, ở nhiều thời điểm trong ngày, nằm ở mức kém, trong đó, chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn.
Ông Định cho biết, có 12 nguyên chính: Khí xả thải từ các phương tiện ô tô, xe máy; Đun bếp than tổ ong, đốt củi; Phá dỡ các công trình xây dựng; xây dựng các công trình; Vận chuyển vật liệu xây dựng; Mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; Mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; Do đốt rơm dạ, rác; Thu gom rác thải chưa tốt; Ô nhiễm ao hồ lâu năm; Bùn thải chưa được xử lý; Khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; Do tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.
Để cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn, thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp như: Tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; Thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang toàn bộ bằng xe quét, hút bụi; Xử lý ô nhiễm ao hồ nội ngoại thành.
Khuyến cáo người dân hạn chế ra đường do chất lượng không khí kém. (Ảnh: Hữu Duyên) |
Thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch vận động đến 31/12/2020 không còn hộ sử dụng bếp than tổ ong; Triển khai xây dựng nhà máy xử lý bùn, xử lý rác thải bằng công nghệ đốt phát điện; Triển khai xử lý rác thải rắn xây dựng từ phá rỡ các tòa nhà bằng công nghệ mới; Xây dựng quy định quản lý, thắt chặt việc thực hiện che chắn công trình khi phá rỡ, xây dựng. Cùng với đó, Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân Thủ đô về cải thiện chất lượng không khí cho Thành phố…
Ông Định nhấn mạnh, theo tiêu chuẩn, chất lượng không khí ở mức kém sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người về hô hấp. Khuyến cáo người dân, vào các thời điểm đó, trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp cần hạn chế thời gian bên ngoài. Ngoài ra, nếu phải ra ngoài người dân nên sử dụng khẩu trang đạt chuẩn để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để biết chính xác chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể tham khảo trên website của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (http://hanoi.gov.vn) và website của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (http://tnmtnd.hanoi.gov.vn/),... và bản tin giờ vàng 18h30 hàng ngày tại Đài truyền hình Hà Nội.
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân như đốt rơm rạ, dùng than tổ ong không hẳn là nguyên nhân chủ yếu mà nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí của Hà Nội là do vấn đề quy hoạch đô thị còn nhiều vướng mắc dẫn đến tình trạng xây dựng tràn lan, làm tăng tình trạng ô nhiễm…
Trao đổi về các vấn đề này, Chi Cục trưởng Chi cục Môi trường thành phố Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết: Hiện Hà Nội đã có 10 trạm quan trắc không khí để theo dõi tình trạng ô nhiễm không khí thường xuyên. Dự kiến đến năm 2020, Hà Nội sẽ lắp đặt 20 trạm quan trắc không khí và 1 trạm quan trắc lưu động.
Từ khi chất lượng không khí kém, thành phố đã khuyến cáo người dân khi tham gia giao thông cần đeo khẩu trang hợp quy chuẩn. Đối với người già, trẻ em nên hạn chế ra đường; trẻ em các trường mầm non hạn chế vận tham gia các hoạt động ngoài trời và dã ngoại.
Ông Thái khẳng định: Việc đốt thải từ than tổ ong gây ô nhiễm rất lớn và đây được xem là một trong những nguyên nhân chính tạo nên không khí ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê, với việc dùng 582 tấn than tổ ong/ngày thì lượng CO2 thải ra bên ngoài không khí trên địa bàn thành phố là rất lớn; cùng với đó, hoạt động đốt rơm rạ khu vực ngoại thành sẽ khiến tầm nhìn bị che mờ. Do đó, thành phố đã khuyến cáo người dân không sử dụng than tổ ong và đốt rơm rạ trên địa bàn thành phố.
Cũng theo ông Thái, Trung tâm Khí tượng thủy văn dự báo đến 3/10 khi thời tiết có mưa và dông thì chất lượng không khí của Hà Nội sẽ dần được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15