Đột quỵ rình rập người thường xuyên bị tăng huyết áp
Gia tăng đột quỵ, méo miệng vì thời tiết lạnh: Phòng tránh bằng cách nào? | |
Kiểm soát huyết áp – Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ |
Các bác sĩ (BS) khoa Cấp cứu, BV đa khoa Mộc Châu (Sơn La) vừa cấp cứu thành công bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết với sự hỗ trợ của các chuyên gia tới từ BV Hữu Nghị.
Bệnh nhân là ông VLB (76 tuổi, trú Xã Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), nhập viện trong tình trạng liệt nửa người trái, nói khó, tiểu tiện không tự chủ.
Ngay sau khi nhập viện, các BS đã tiến hành làm cấp cứu, đảm bảo các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân.
Bệnh nhân được cấp cứu tại BV đa khoa Mộc Châu. |
Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ (nhồi máu não). Nhận thấy trường hợp này bị đột quỵ trong khoảng “thời gian vàng” (trước 4-5 giờ đầu) nên bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Sau 24 giờ bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, bắt đầu nói rõ và nghe tốt, nửa người bên trái chỉ còn yếu nhẹ.
Theo người nhà bệnh nhân, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, thường xuyên dùng thuốc tại nhà. Vào ngày 2-3, sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút, bệnh nhân đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên và được người nhà đưa ngay vào BV đa khoa Mộc Châu.
BS CKI Khuất Thanh Bình, Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, người tham gia cấp cứu bệnh nhân, cho hay điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết là một phương pháp điều trị mới nhằm tái thiết lập dòng chảy mạch máu não.
Đây là một trong những trường hợp đầu tiên được áp dụng điều trị bằng phương pháp này tại BV đa khoa Mộc Châu. Từ khi triển khai đến nay, BV đã điều trị thành công ba trường hợp. Phương pháp điều trị đột quỵ bằng tiêu sợi huyết chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân được đưa tới BV điều trị sớm (trước 4-5 giờ) kể từ khi khởi phát những triệu chứng đột quỵ.
"Khi thấy người bệnh xảy ra tình huống đột quỵ (nhồi máu não), người nhà cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt (trước 4-5 giờ đầu) để bệnh nhân được cấp cứu kịp thời và chỉ định các biện pháp cấp cứu nhanh nhất, tránh nguy cơ tử vong. Đồng thời giúp bệnh nhân được chăm sóc, phục hồi tốt nhất mà không để lại biến chứng" - BS Bình khuyến cáo.
Cũng theo BS Bình, khi bị đột quỵ, người nhà không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.
Trước đây, do điều kiện địa lý, những bệnh nhân bị đột quỵ ở Sơn La thường phải chuyển về Hà Nội. Khi đó đã hết thời gian vàng, bệnh nhân đến bệnh viện muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật…
Theo Hà Phương/plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36