"Động lực" để ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trong năm 2018

Các chuyên gia ngành dệt may dự báo, bước sang năm 2018, ngành dệt may sẽ khởi sắc hơn năm 2017. Tuy vậy, toàn ngành vẫn tiếp tục phải đối mặt với không ít khó khăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, dẫn đến tổng cầu thế giới về dệt may chỉ tăng 1-2%, thậm chí là không thay đổi.
dong luc de nganh det may viet nam khoi sac trong nam 2018 Ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt May Việt Nam
dong luc de nganh det may viet nam khoi sac trong nam 2018 Sôi nổi Hội thi thợ giỏi ngành dệt may Việt Nam

Mặc dù vậy, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 33,5-34 tỷ USD trong năm 2018, tăng 10% so với năm 2017. Đây cũng là một thách thức lớn đòi hỏi ngành dệt may phải nỗ lực lớn và có sách lược đúng đắn.

dong luc de nganh det may viet nam khoi sac trong nam 2018
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)

Xuất khẩu cán đích

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết năm 2017 là năm có nhiều thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam với áp lực của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị dừng lại cùng với tình hình xuất-nhập khẩu dệt may cuối năm 2016, đầu năm 2017 gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, từ quý 2/2017 với quyết tâm cao, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước ổn định, vượt qua thách thức, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016.

Mức tăng trưởng xuất khẩu hai con số là kết quả của sự nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong bối cảnh thị trường chung chưa thực sự sáng. Thực tế, so với năm 2016, mặc dù tình hình kinh tế thế giới năm 2017 diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn với sự tăng trưởng kinh tế Mỹ ước đạt hơn 3%, tăng trưởng kinh tế EU ước đạt 2,2%, cao hơn so với dự báo.

Nhưng, tình hình chính trị thế giới bất ổn như căng thẳng giữa Mỹ-Triều Tiên, đàm phán Brexit giữa Anh và EU vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng phần nào tới tổng cầu dệt may thế giới.

Cụ thể, tổng cầu dệt may thế giới năm 2017 đạt 674,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,85% so với cùng kỳ; trong đó, tổng nhập khẩu dệt may của Mỹ đạt 113,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. EU đạt 245,4 tỷ USD, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt 33,8 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ; Hàn Quốc đạt 14,4 tỷ USD, tăng 4,12% so với cùng kỳ; Nga đạt 9,7 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2016, thị phần tăng từ 10% lên 11%; sang EU đạt 4 tỷ USD, tăng 9,23% so với năm 2016, thị phần tăng từ 1,4% lên 1,6%; sang Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2016, thị phần tăng từ 8,7% lên 9,5%; sang Hàn Quốc đạt gần 3 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2016, thị phần tăng từ 19% lên 20,6%; sang Nga đạt 172 triệu USD, tăng 56% so với năm 2016, thị phần tăng từ 1,3% lên 1,8%.

Nếu so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh chính về xuất khẩu dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là cao nhất trong nhóm. Để ngành dệt may đạt được kết quả tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu như trên, ngoài việc luôn nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, quản trị doanh nghiệp để tăng hiệu quả kinh doanh, các yếu tố ngoại lực khác cũng ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp dệt may.

"Cú hích" cho ngành dệt may

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên, chia sẻ với nền tảng vững chắc của năm 2017 cùng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các doanh nghiệp và chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ của Chính phủ, sẽ là động lực và là cú hích để ngành dệt may phát triển mạnh mẽ hơn.

Về đơn hàng, đối với các doanh nghiệp lớn, số lượng đơn hàng trong năm sẽ tăng lên nhiều, nhưng đơn hàng các mặt hàng có thể bị ép giá. Bởi, hiện nay dệt may trên tất cả các thị trường đều bị giảm giá ở nhiều khu vực thị trường sẽ tác động đến xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Đây là điều đáng lo cho các doanh nghiệp vì giá có thể giảm nhưng đầu vào ở Việt Nam như tiền lương và các chi phí khác đều tăng.

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may sẽ bị cạnh tranh mạnh bởi chi phí về bảo hiểm, đất đai, thuế... của các quốc gia như Myanmar, Campuchia, Bangladesh có chi phí thấp hơn so với Việt Nam. Trong khi đó, năm 2018 phí bảo hiểm xã hội được tính trên tổng thu nhập sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng đột biến.

dong luc de nganh det may viet nam khoi sac trong nam 2018
Xưởng sản xuất sợi tại nhà máy Vinatex Nam Định. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Ngoài ra, sản phẩm dệt may phải gánh chịu chi phí vận chuyển, làm thủ tục hành chính, hải quan... cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. Thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự thuận lợi, xu hướng thời trang nhanh khiến yêu cầu về thời gian giao hàng ngày một ngắn lại, từ 30-45 ngày xuống còn 15 ngày tạo áp lực lớn cho nhà sản xuất.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho hay, để đạt được mục tiêu trên các doanh nghiệp dệt may, cần có chiến lược tập trung vào những giải pháp chính như tăng ứng dụng công nghệ, tiếp tục kêu gọi đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết trong hiệp hội. Đặc biệt, đầu tư phát triển ngành thiết kế, tăng tỷ lệ bán hàng ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất) lên 10% nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu thoát gia công và tăng giá trị gia tăng.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp; tăng cường mở rộng thị trường nội địa với đa dạng hóa các mặt hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đồng thời, ngành cần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, tập trung đầu tư vào lĩnh vực cốt lõi, có lựa chọn, tránh dàn trải. Đồng thời, không nên bỏ qua thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, xây dựng thương hiệu mới và các kênh tiêu thụ.

Theo Hằng Trần/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán

Tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán

(LĐTĐ) Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường; đến nay đã ban hành 116 quyết định xử phạt, với tổng số tiền xử phạt khoảng 20,1 tỷ đồng.
Thu ngân sách quý I đã đi được một phần ba chặng đường cả năm

Thu ngân sách quý I đã đi được một phần ba chặng đường cả năm

(LĐTĐ) Lũy kế thu ngân sách Nhà nước, quý I/2024 ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán, tăng 9,8% so cùng kỳ năm 2023. Như vậy, trong 3 tháng đầu năm, thu ngân sách đã đi được 1/3 chặng đường so với dự toán năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động