Đồng bộ hạ tầng cho mục tiêu thành phố thông minh
Năm 2018, Hà Nội sẽ đẩy mạnh xây dựng thành phố thông minh | |
Hà Nội đang xây dựng thành phố thông minh |
Nâng cao chất lượng phục vụ của chính quyền
Có thể nói cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm, định nghĩa thống nhất, chuẩn xác về “thành phố thông minh”, dù thuật ngữ này đang ngày được sử dụng phổ biến và là mục tiêu để nhiều thành phố nỗ lực hướng tới.
hội thi báo cáo viên giỏi thành phố hà nội năm 2017. Ảnh: Nguyễn Công |
Để đánh giá thành phố thông minh phải dựa trên mức độ thông minh của cơ sở hạ tầng tác động lên các lĩnh vực đời sống xã hội như: Giao thông, y tế, xây dựng, năng lượng, quản trị. Như vậy, mục tiêu hướng đến của “thành phố thông minh” chính là nâng cao chất lượng phục vụ của chính quyền, vì chất lượng cuộc sống cư dân đô thị, lấy con người làm trung tâm phục vụ.
Nhìn lại định hướng phát triển cũng như các sự kiện, nỗ lực mà thành phố đã, đang thực hiện trong những năm qua, có thể thấy, không phải đến lúc này, TP Hà Nội mới quan tâm, phát triển thành phố thông minh. Trên thực tế, thành phố đã và đang rất chủ động, tích cực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.
Lộ trình xây dựng thành phố thông minh của Hà Nội gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2016 đến 2020: Hình thành cơ bản các thành phần như nền tảng cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ thống thông minh: Giao thông, du lịch, giám sát môi trường, bảo đảm an ninh trật tự… Giai đoạn 2020-2025, coi người dân là trung tâm, người dân sẽ tham gia quản lý, hình thành kinh tế số cơ bản. Đến năm 2030, Hà Nội sẽ là thành phố thông minh phát triển cao. |
Và bước đầu có những kết quả nổi bật. Công tác cải cách hành chính ở Thủ đô đã và đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ; kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức có tiến bộ; việc công khai, minh bạch quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc với người dân, tổ chức, doanh nghiệp tiến triển tích cực.
Đóng góp đáng kể vào kết quả đó không thể không kể tới vai trò của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Năm 2017, thành phố đã triển khai và đưa vào vận hành chính thức 81 dịch vụ công trực tuyến (tăng 74 dịch vụ so với năm 2016), nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến lên 457 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (tăng 45% so với năm 2016) đạt gần 24% tổng số thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước. Dự kiến trong thời gian ngắn tới đây, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thành thêm 154 dịch vụ mức độ 3 nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 32%.
Đặc biệt, để khắc phục hạn chế của hệ thống truyền thanh trên địa bàn phường cho phù hợp với yêu cầu cuộc sống hiện tại, thành phố đã quyết định tổ chức lại hệ thống này. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thí điểm lắp đặt một loại thiết bị mới có tên M-GATEWAY tại hộ gia đình.
Vào khung giờ cố định, các thiết bị này sẽ phát đi thông tin về các lĩnh vực của thành phố, quận, phường dưới dạng âm thanh để truyền thông tin cần thiết. Đồng thời, có thể sử dụng thiết bị này để kết nối và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của thành phố, giúp người dân có thể đăng ký sử dụng và trả phí trực tuyến tại nhà các dịch vụ điện, nước sạch, vệ sinh môi trường…
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
Để triển khai có hiệu quả nghị quyết điều chỉnh “Chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, trong năm 2017, thành phố đã bắt đầu xây dựng một số hệ thống điều hành thông minh. Trung tâm giám sát điều hành tập trung của thành phố, gồm 6 chức năng chính: giám sát - điều hành giao thông và an ninh công cộng; điều hành thông tin ứng cứu khẩn cấp; giám sát bảo đảm an toàn thông tin và hỗ trợ kỹ thuật; tổng hợp phân tích dữ liệu; thông tin hỗ trợ công dân và dịch vụ công ích; thông tin báo chí truyền thông.
Hệ thống giao thông thông minh dự kiến được xây dựng với 8 chức năng: bản đồ giao thông; vận tải hành khách công cộng; an ninh, điều hành phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; hệ thống thu phí không dừng, điều tiết giao thông, hạn chế giao thông tại một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường...
Hệ thống du lịch thông minh gồm 7 chức năng: kho dữ liệu tích hợp cho ngành du lịch; bản đồ số du lịch; cổng thông tin du lịch và ứng dụng trên di động; hệ thống phân tích dữ liệu lớn (Big Data) cho dự báo du lịch thông minh; hệ thống wifi công cộng; hệ thống tra cứu thông tin du lịch và hỗ trợ khẩn cấp; thiết bị đầu cuối tại khách sạn 5 sao.
Có thể nói, chương trình mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020 qua hai năm triển khai đã thu được những kết quả tích cực. Năm 2017, Hà Nội xếp thứ ba trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Hà Nội cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng trong hai năm qua và là địa phương duy nhất cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tới 100% số xã, phường, thị trấn.
Để góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, UBND thành phố đặt mục tiêu 100% số thủ tục hành chính được thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, thay vì 50% số thủ tục như mục tiêu trước đây.
Điều chỉnh nhiệm vụ ứng dụng phục vụ hoạt động điều hành nội bộ: “Duy trì các ứng dụng cơ bản: thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành tác nghiệp, chuyển nhận văn bản điện tử, tích hợp ứng dụng chữ ký số” thành “Duy trì các ứng dụng cơ bản: thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp thống nhất liên thông ba cấp trên toàn địa bàn thành phố và kết nối với Văn phòng Chính phủ, tích hợp ứng dụng chữ ký số”.
Thành phố cũng đã xây dựng xong cơ sở dữ liệu dân cư cho hơn 7,5 triệu người dân Hà Nội và đưa vào khai thác hiệu quả từ năm 2016. Đến nay, về cơ bản giao dịch với người dân và giao dịch trong cơ quan chính quyền đều có thể thực hiện trên môi trường mạng, tạo thuận lợi cho mọi đối tượng.
Đối với nhiệm vụ ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp, thay vì mục tiêu “kết nối ứng dụng một cửa điện tử với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và liên thông giữa các cấp”, thành phố đề nghị điều chỉnh thành “hoàn thiện, triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung ba cấp kết nối hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành”.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh, tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý trong một số lĩnh vực như: giao thông, du lịch, an ninh trật tự, môi trường...
Bước sang năm 2018, năm bản lề trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020, Hà Nội tiếp tục đặt mục tiêu nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của thành phố; đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc; tăng cường triển khai ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp và đảm bảo an toàn thông tin.
Đồng thời thành phố cũng đặt ra mục tiêu sẽ có chính quyền điện tử tốt nhất trên cả nước và xếp thứ hạng cao trong khu vực Đông - Nam Á. Đây là những tiền đề quan trọng để Hà Nội trở thành thành phố thông minh sau năm 2020.
Với những hiệu quả mang lại từ ứng dụng CNTT, tin tưởng rằng, từ 1/1/2018, khi Nghị quyết về điều chỉnh "Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020” chính thức được triển khai, công tác này của Thủ đô sẽ được nâng lên một tầm cao mới và Hà Nội sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Thiếu 87 bàn thắng, Ronaldo sẽ cán mốc 1.000
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Tin khác
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
Sự kiện 25/11/2024 19:20
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 25/11/2024 07:54
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55