Đội lốt đại gia để lừa đảo

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang xuất hiện một hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cực kì tinh vi. Bằng cách giả danh đại gia, đi kiếm người thân, Trần Văn Kiệt (48 tuổi, ngụ ấp Suối Nhum, xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã gây ra hàng loạt vụ lừa đảo.
Tự nhận trợ lý Thủ tướng Chính phủ để lừa đảo
Báo động các công ty môi giới việc làm "ảo" lừa người lao động
"Nổ" xin việc được vào Bộ Quốc Phòng để lừa tiền

Giữa tháng 6/2015, gia đình bà Lê Thị Tiếm (65 tuổi, ngụ ấp Mỹ An, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) bất ngờ thấy một người đàn ông với vẻ bề ngoài lịch sự, trên người đeo đầy trang sức bằng vàng tìm tới nhận là con nuôi bị thất lạc nhiều năm nay. Lúc đầu, gia đình còn bán tín bán nghi, nhưng để lấy được lòng tin của mọi người, Kiệt đã không ngần ngại lấy ra một sợi dây chuyền vàng 7 chỉ tặng cho bà Tiếm. Hơn thế, Kiệt còn tìm hiểu rất kỹ từng thành viên trong gia đình này, khiến bà Tiếm tin rằng đây chính là đứa con trai nuôi bị thất lạc bấy lâu nay.

Nói chuyện được một hồi lâu, Kiệt bắt đầu giở trò lừa đảo, hắn nói với bà Tiếm, mẹ con bao năm xa cách nay mới tìm được nhau phải mua đồ để vái lạy báo tin cho tổ tiên. Thêm nữa, Kiệt đưa ra lý do về vội không kịp mua quà cáp gì để biếu anh em nội ngoại, cho nên đã hỏi bà cho mượn tiền để đi mua đồ cúng với quà biếu. Không chút nghi ngờ bà Tiếm lấy ngay 1,2 triệu đồng, đưa cho Kiệt để đi mua lễ lạc về cúng.

Đội lốt đại gia để lừa đảo
Bà Tiềm kể lại sự việc

Bà nhớ lại: “Lúc đó nó nói mượn tiền và hứa sẽ chu cấp tiền bạc để vợ chồng tôi dưỡng già, với lại nhìn nó lịch sự còn nói là đại gia, trên người đeo đầy nhẫn vàng, lại hào phóng tặng cho vợ chồng tôi một sợi dây chuyền vàng, tôi đâu có nghĩ người giàu có vậy mà lại đi lừa gạt mấy đồng bạc của mình. Chúng tôi không chút nghi ngờ gì, đưa tiền cho nó đi mua đồ về khấn vái tổ tiên đã cho mẹ con đoàn tụ, và cũng là để mời mọi người chòm xóm đến chia vui với chúng tôi. Ai ngờ sau khi lấy được tiền, người đàn ông giả danh con nuôi biến mất không tung tích”.

Không chịu dừng lại, ngay sau khi đã trót lọt vụ lừa đảo tinh vi trên, Kiệt vẫn luẩn quẩn ở địa bàn này hòng tìm kiếm những nạn nhân nhẹ dạ khác. Trong một lần đang có hành động mồi chài một cô gái trẻ, hắn đã bị bắt quả tang ngay tại trận bởi chị Lê Thị Bích Thủy, con dâu của bà Tiếm. Theo chị Thủy, sau khi biết gia đình mình bị lừa, chị cũng thường xuyên hỏi thăm, truy tìm tung tích của Kiệt, trong một lần đang đi công việc thì chị tình cờ phát hiện ra Kiệt khi hắn đang đi lừa đảo người khác.

Chị Thủy nhớ lại: “Gia đình tôi định bỏ qua, coi như đây là bài học vì tính nhẹ dạ cả tin. Nhưng thật tình cờ, hôm ấy tôi đi uống cafe với bạn, khi mới bước vào quán tôi nhìn thấy gã quen quen, lại gần mới nhận ra chính là tên lừa đảo gia đình mình. Ngay lúc đó, tôi gọi điện cho chồng và đứa em trai, đồng thời báo công an tới để bắt hắn”. Nhận được tin báo, CA xã Mỹ Phú ngay lập tức có mặt để khống chế và bắt tên đại gia vàng giả này.

Đội lốt đại gia để lừa đảo
Đối tượng Tràn Văn Kiệt tại cơ quan công an

Đại diện cơ quan Công an huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, Kiệt từng có tiền án và từng bị đi tù vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mới được ra tù cách đây không lâu nhưng hắn vẫn chứng nào tật nấy, không chịu hối cải. Để có thể dễ dàng qua mặt và đánh lừa được những nạn nhân, ngoài sự xảo quyệt có toan tính trước của Kiệt, có thể thấy lòng tham của con người là một điểm yếu để hắn có thể lợi dụng và ra tay mà không để lại chút nghi ngờ cho các nạn nhân.

X.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động