Dốc sức tăng ca kiếm tiền tiêu Tết!

Để có tiền về quê, mua sắm Tết, công nhân (CN) đã không tiếc sức mình tăng ca ngày đêm. Nhiều CN còn tranh thủ nhận hàng về làm đêm, cá biệt có người mỗi ngày chỉ ngủ vài tiếng, ăn mì gói để làm được nhiều sản phẩm.
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Sáng tạo, đổi mới, vì quyền lợi đoàn viên, CNVCLĐ
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60 tuổi
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn cho người lao động
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Chú trọng chăm lo cho người lao động
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Phúc lợi tốt sẽ níu chân người lao động ở lại doanh nghiệp
doc suc tang ca kiem tien tieu tet Thưởng Tết Mậu Tuất 2018: Cao nhất 1,5 tỉ đồng
doc suc tang ca kiem tien tieu tet
Chị em CN nhận túi xách về nhà may để tăng thêm thu nhập - Ảnh: L.T

Làm ngày làm đêm, làm thêm giờ nghỉ

Nhìn phiếu lương của các CN Cty TNHH May mặc A (Bình Dương), nhiều người không khỏi giật mình khi giờ tăng ca lên đến 163 giờ. Trong đó, số giờ tăng ca từ 16g30 đến 22g là 127,5 tiếng, tăng ca sau 22g là 19,5 tiếng, tăng ca ngày chủ nhật là 16 tiếng. Chủ nhân của phiếu lương là một nữ CN vừa hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng, chị trở lại làm việc khi công ty bước vào giai đoạn cao điểm làm hàng dịp Tết.

Chị bộc bạch: “Nghỉ thai sản 6 tháng, chỉ được nhận trợ cấp thai sản, trong khi đó có quá nhiều khoản phải lo. Chồng cũng làm CN, lương không bao nhiêu, trong khi đó chi phí sinh hoạt khi có con nhỏ tăng lên gần như gấp đôi. Cho nên khi đi làm lại, tôi phải gắng sức mình tăng ca, hơn nữa Tết lại sắp đến. Không có tiền thì làm việc gì cũng khó”.

Con gái mới 6 tháng tuổi, đáng lẽ chị được về sớm hơn 1 giờ so với thời gian làm việc, thế nhưng chị đồng ý tăng ca. Chị chia sẻ: “Thực ra nếu mình không tăng ca cũng không được khi mà cả chuyền đều làm. Ai cũng muốn có thêm tiền tiêu Tết nên mình không thể đi ngược với cả chuyền”. Vì nuôi con nhỏ và chưa cai sữa cho con nên những ngày sau khi đi làm lại là một cực hình đối với chị: “Con còn quá nhỏ, gửi trẻ mình không an tâm lắm nhưng cũng phải chịu thôi. Dù tối hôm đó vắt sữa trữ sẵn nhưng cả ngày ở xưởng, ngực căng tức sữa rất khó chịu. Nhiều lúc phải vắt bỏ đi. Nghĩ mà thương con”

Không chỉ cùng đồng nghiệp tăng ca ở nhà xưởng, chị Trang còn nhận hàng về nhà làm thêm. “Công ty tính tiền lương dựa trên năng suất nên mình phải cố gắng làm càng nhiều hàng càng tốt. Sáng vào xưởng thật sớm. Bình thường 7g30, công ty mới làm việc nhưng tháng cuối năm, chúng tôi tranh thủ 6g30 đã vào công ty, tức ai nhà xa phải dậy từ 5g sáng. Ăn vội vàng miếng cơm nguội hay ổ bánh mì rồi vào làm tới 12g. 22g ra ca, các chị em còn nhận hàng về nhà may tới 2g sáng. Nhiều lúc mệt đến nỗi ngủ gục trên bàn may nhưng nghĩ đến cuối tháng có thêm được ít tiền lương, lại cố gắng” – Chị Trang chia sẻ.

Nếu công ty không có hàng để tăng ca hoặc một số doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về thời gian tăng, các CN không tăng ca nhiều tại nhà máy của mình sẽ tìm các công việc làm thêm, nhận may túi xách, ba-lô tại nhà. Chị Trinh (ở trọ tại ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) vốn có mối quen chuyên bán ba-lô, túi xách vào mùa Tết. Từ tháng 10 trở đi, chị lại nhận hàng về may thêm vào ban đêm. Chị Trinh chia sẻ: “Công ty tuân thủ thời gian tăng ca theo quy định của pháp luật nên mỗi ngày nhiều lắm tăng ca được hơn 1 tiếng. Về sớm, cơm nước xong cũng rảnh nên tôi sắm cái máy may, nhận hàng về may thêm. May ăn sản phẩm, nhiều thì được nhiều tiền nên cũng cố gắng. Dù có mệt đôi chút nhưng nghĩ đến việc có thêm thu nhập nên vui”.

Cho con tấm áo, biếu mẹ tấm chăn

Cứ 3 ngày chị Trinh lại đi trả hàng một lần, mỗi lần như thế chị nhận được từ 200-300 ngàn đồng tiền công. Chị Trinh so sánh: “Nếu công ty tăng ca thì mình cũng được hơn từng đó nhưng máy móc, điện là của công ty, nếu làm trễ hơn công ty còn hỗ trợ tiền cơm. Còn mình may ở nhà thì những chi phí đó mình phải chịu, cho nên làm thêm ở nhà mình có thiệt đôi chút. Thế nhưng được cái mình chủ động. Vừa may vừa kèm cho con học. Có chồng con nói chuyện, phụ giúp cắt chỉ, đấm lưng cũng vui”.

Nhận được 300 ngàn tiền công may túi, chị Trinh đi thẳng ra phiên chợ đêm dành cho CN mua một cái ấm, một đôi giày mới cho con trai. Lần lựa mãi ở quầy áo quần dành cho chị em, chị đứng dậy, tự nhủ: “Thôi để đợt sau”. Chị giải thích: “Năm nay gia đình mình lên kế hoạch về quê ở Hà Tĩnh. Dự là Tết này sẽ lạnh nên mình mua áo ấm và giày cho con trai. Kỳ lương sau mình sẽ mua cho mẹ cái chăn mới. Hai vợ chồng mình vẫn còn áo quần của những năm trước. Hơn nữa, vợ chồng mình sinh ra và lớn lên ở quê nên cái lạnh đối với vợ chồng mình cũng không ghê gớm lắm, chỉ là lo cho con”.

“Tiền lương sản phẩm tháng 12.2017 của tôi đến hơn 9 triệu đồng, cộng với lương cơ bản, tăng ca và thưởng Tết cũng được hơn 15 triệu đồng. Cố gắng làm, công ty trả lương tháng 1.2018 nữa là Tết coi như cũng ổn” – Chị Trang chia sẻ. Với số triền trên, chị Trang lên kế hoạch sơ lược cho cái Tết sắp đến: Hai vợ chồng được hơn 30 triệu. Vé xe đi lại hai vòng trước và sau Tết của cả nhà ba người về Quảng Nam hết khoảng 5 triệu đồng.

Mua áo quần mới cho con và quà cho bố mẹ hết 5 triệu đồng. Tiền tiêu tết, mua sắm Tết khi về quê gói ghém trong 10 triệu thì hai vợ chồng vẫn còn 10 triệu đồng dằn túi. Với chị Trang, chỉ cần sau Tết còn dư được ít tiền thì coi như Tết đó đã may mắn: “Nếu không tăng ca thì làm gì có tiền có dư, mà không chừng còn chi tiêu eo hẹp, lắm khi còn hoãn kế hoạch về quê”.

Không có tích lũy vì lương thấp

“Cuối năm, đa phần CN mong muốn được tăng ca, tăng càng nhiều càng tốt dù có tháng, thời gian tăng ca lên đến 200 giờ, bằng số giờ tăng ca mà pháp luật cho phép trong cả năm. Tăng ca nhiều có thể mang đến một phần thu nhập cho CN nhưng gây ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều.

Chưa kể, tăng ca với thời gian như vậy là DN vi phạm pháp luật lao động. Thế nhưng bất chấp những nguy cơ kể trên, CN và DN đều tăng ca. DN kịp đơn hàng, CN có thêm tiền lương.

Thực trạng trên làm rõ nét hơn về những bất cập trong tiền lương hiện nay khi mà tiền lương cơ bản, thu nhập hàng tháng của CN trực tiếp sản xuất ở các ngành nghề như may mặc, giày da, thủy sản, dệt, nhuộm… quá thấp, không có tích lũy, cho nên cuối năm, khi DN có đơn hàng Tết, họ dốc sức tăng ca để có tiền tiêu Tết”- Ông Trần Văn Triều – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ TPHCM).

Theo Lê An Nhiên/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

1 học sinh Hà Nội là đồng thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Cùng đạt 57,85/60 điểm, hai học sinh, trong đó có 1 học sinh của Hà Nội đã trở thành thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

Hà Nội: Đo hiệu quả cải cách hành chính theo phương châm “5 dễ”

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả theo phương châm 5 dễ “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ đánh giá, dễ kiểm tra, giám sát”.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chuyên gia đánh giá về phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cùng phổ điểm các môn thi và tổ hợp môn, một số chuyên gia đánh giá kết quả kỳ thi năm nay ổn định, không có sự biến động quá lớn so với năm 2023. Kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(LĐTĐ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để chung sức cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh.
Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (17/7/1974 - 17/7/2024), 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), mới đây, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tổ chức hội thi Sáng kiến, sáng tạo năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 18 đội, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng tại Công ty.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động