Điều gì khiến áo dài nam của người Việt từng biến mất khỏi đời sống?

Ra đời trước áo dài nữ và từng là trang phục truyền thống của người người đàn ông Việt Nam nhưng theo thời gian, chiếc áo dài nam đã dần bị lãng quên. Chính vì thế, loại trang phục đặc sắc này không có điều kiện kế thừa, phát triển và lan tỏa.
dieu gi khien ao dai nam cua nguoi viet tung bien mat khoi doi song Tôn vinh áo dài nam truyền thống

Những điều chưa biết về áo dài nam của người Việt

Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” của nhà sử học Lê Quý Đôn có chép lại rằng, Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát là người có công khai sáng và định hình cho chiếc áo dài Việt Nam ở xứ Đàng Trong (để phân biệt với trang phục của những khách trú người Trung Hoa).

Chiếc áo dài dành cho nam cũng có hai vạt dài quá gối, cài nút bên phải thường được may bằng các loại vải gấm (dành cho giới thượng lưu), may bằng chất liệu sa, the mỏng… (dành cho giới trung lưu).

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo (chồng NSND Như Quỳnh) một người con sinh ra và lớn lên giữa phố cổ Hàng Đào kể lại: “Thế hệ cha ông tôi vẫn mặc bộ lễ phục là áo dài và quấn khăn nhưng khi người Pháp sang mang theo luồng văn hoá phương Tây làm thay đổi mọi mặt đời sống của người Việt.

dieu gi khien ao dai nam cua nguoi viet tung bien mat khoi doi song
Các diễn giả chia sẻ tại buổi toạ đàm "Áo dài Việt - Từ lịch sử đến đương đại".

Áo dài nam cũng không nằm ngoài số phận đó. Sau khi miền Bắc giải phóng, những chiếc áo dài thường ngày trước đây các cụ vẫn mặc đã mất dần. Hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài chỉ còn rơi rớt lại trong ký ức tôi khi còn rất nhỏ. Cái thời mà ông mặc khăn xếp, bà mặc áo tứ thân thì có con đã mặc comple, đội mũ phớt, cháu thì mặc váy đầm... Áo dài nam mất dần, mất dần...

Đến sau năm 1954, hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố còn người mặc áo the, khăn xếp. Chiến tranh đến, nên trang phục của chúng ta phải đơn giản hoá trang phục. Áo dài nam gần như bị triệt tiêu, chỉ còn sót lại rất ít trong những cuộc biểu diễn...”

Trong buổi tọa đàm “Áo dài Việt - Từ lịch sử đến đương đại” tổ chức sáng 27/11 ở Sầm Sơn - Thanh Hoá, họa sĩ Nguyễn Đức Bình cũng chia sẻ rằng, trong thời gian qua, chúng ta đã có những nhầm lẫn về giá trị của chiếc áo dài nam.

Theo hoạ sĩ Bình, cách tân áo dài tức là làm mới những truyền thống nhưng nhiều nơi không cách tân mà là sáng tạo hoàn toàn mới. Chẳng hạn như đưa hình ảnh chiếc áo vest, áo sơ mi vào chiếc áo dài… khiến cho đôi khi chiếc áo dài mang nét “hao hao” với áo dài nam của Ấn Độ.

“Tôi từng nghe mọi người nói áo dài cách tân để cho nhanh, gọn, tiện lợi, có thể mặc sơ mi bên trong cũng cũng được… như vậy là không đúng! Bởi bộ trang phục truyền thống của bất kỳ quốc gia nào cũng có sự cầu kỳ, phức tạp. Chính sự cầu kỳ mới chứa đựng những tinh hoa dân tộc. Chiếc áo cũng là sự hội tụ của tinh hoa của người đàn ông Việt. Thực chất, chiếc áo dài nam của người đàn ông Việt đã vô cùng tối giản. Nó mang tính giáo dục rất cao, khi ta mặc bộ trang phục lên người buộc chúng ta phải có phong thái nghiêm trang, đĩnh đạc, lịch sự… Ngay lập tức, bộ áo dài biến ta thành một con người hoàn toàn khác”, hoạ sĩ Đức Bình nhấn mạnh.

Hoạ sĩ Bình cũng giải thích rằng, bộ trang phục của người đàn ông Việt luôn có một chiếc khăn quấn chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn. Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉnh chu của đàn ông Việt.

“Tôi cho rằng, tinh hoa của người đàn ông Việt đều nằm trong tà áo dài, cả về dáng vẻ và màu sắc. Ngày xưa, các cụ không bao giờ mặc áo áo dài nam với các màu sắc quá sặc sỡ. Điều đó thể hiện tính cách của người đàn ông Việt luôn khoan thai, chững chạc, đĩnh đạc… Yếu tố rồng phượng trên tà áo dài nam Việt Nam không thể gọi là truyền thống được, đấy là tôi còn chưa nói rồng đó có phải của Việt Nam hay không hay con rồng đó có được vẽ theo đúng cách của ông cha ta hay không. Điều cốt lõi màu sắc rất sặc sỡ không thể hiện được nét truyền thống của tính cách đàn ông Việt. Người Việt không bao giờ thích phô trương hay khoe mẽ mà ngược lại rất giản dị”, hoạ sĩ Bình bày tỏ thêm.

8x, 9x hào hứng với áo dài nam hơn 4x, 5x

Theo hoạ sĩ Đức Bình, sau khi có ý định khôi phục nét đẹp truyền thống của những bộ áo dài nam, nhóm của ông đã phải vận động rất nhiều trong mọi tầng lớp cả già lẫn cả trẻ. Tuy nhiên, trong đó những thế hệ tiếp thu và đón nhận ngay điều này lại chính là thế hệ trẻ thuộc lứa tuổi 8x, 9x chứ không phải những thế hệ 4x, 5x.

“Theo chúng tôi thấy, những thế hệ trước họ rất rụt rè, còn người trẻ thì lại cảm thấy rất thích mặc và luôn tự hỏi “Tại sao đẹp như vậy mà chúng ta lại phải đi dùng những trang phục khác trong các buổi lễ long trọng?”. Nhiều người vẫn giữ quan niệm, cái này của tầng lớp phong kiến, cái này của cường hào ác bá ngày xưa… Chính điều này khiến cho chiếc áo dài nam của chúng ta càng bị đẩy xa hơn. Đặc biệt, mọi người đều không coi nó là di sản nên không thấy rõ được tầm quan trọng của nó”, hoạ sĩ Đức Bình nói thêm.

dieu gi khien ao dai nam cua nguoi viet tung bien mat khoi doi song
Thế hệ 8x, 9x... mê áo dài truyền thống của người Việt.

Hoạ sĩ Nguyễn Mạnh Đức cũng bày tỏ rằng, trên thực tế đã có rất nhiều sự cách tân đối với tà áo dài Việt. Tuy nhiên, bản thân ông cho rằng như vậy vẫn chưa thể làm cho bộ áo dài truyền thống đẹp hơn bởi những sự cách tân đó đều quá xa vời đối với những nét truyền thống vốn có của áo dài nam.

“Sự cách tân cũng phải phản ánh đúng bản chất tính cách của nam giới người Việt đó là không khoe khoang, ít bộc lộ ra bên ngoài, luôn chững chạc… không thể lòe loẹt như bây giờ được. Nếu chúng ta muốn cách tân tôi nghĩ vẫn làm được nhưng đừng để mất đi những nét truyền thống, những thứ đã được coi là di sản cần phải gìn giữ. Nam giới bây giờ khi mặc tà áo dài nam đa phần đều cảm thấy xấu hổ. Tôi thấy như thế cũng hơi đáng tiếc. Chúng ta nên cảm thấy tự hào vì điều đó. Chúng ta nên tự hào vì đất nước chúng ta có một bộ trang phục truyền thống đẹp đến như vậy”, hoạ sĩ Mạnh Đức nói.

Hoạ sĩ Đức Bình chia sẻ thêm rằng, chúng ta phải làm sao để nam giới thấy được những tinh hoa có trong bộ áo dài nam của người Việt. Và từ đó xem đây là một di sản cần phải được gìn giữ. Đặc biệt, không nên gán ghép bộ áo dài truyền thống với những điều xấu để dần có một cái nhìn tốt đẹp hơn với tà áo dài truyền thống. Có như vậy mới có thể có khả năng khôi phục được những nét đẹp truyền thống trong tà áo dài nam Việt Nam.

“Hiện nay chưa có bộ trang phục nào đại diện cho quốc phục của nước ta cả, vậy tại sao chúng ta không sử dụng những gì chúng ta đang có, những nét đẹp truyền thống hàng ngàn đời nay của dân tộc ta? Bộ áo dài thể hiện sự độc lập tự cường và nét đẹp của cả một đất nước, một dân tộc qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử…. tại sao chúng ta không gìn giữ và phát huy?”, hoạ sĩ Mạnh Đức đặt vấn đề.

Đại sứ Phạm Sanh Châu trong một toạ đàm mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam mới đây cũng chia sẻ rằng, ông rất thích áo dài và đã không ít lần chủ động mặc áo dài truyền thống Việt Nam khi làm Đại sứ. Khi nhìn thấy những chiếc áo dài nam hôm nay, ông cảm thấy có một luồng cảm xúc ngạc nhiên và ngưỡng mộ chạy khắp thân mình. Cá nhân ông và những người yêu văn hoá truyền thống Việt Nam đều mong muốn gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

“Tôi đã đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người nhưng có một điều ngạc nhiên những thanh niên tôi gặp dù độ tuổi còn rất trẻ nhưng họ lại rất thích áo dài. Thêm nữa, họ còn nhắc thân phụ của họ mặc chính những chiếc áo dài truyền thống đó. Đây là một điều rất lạ bởi xưa nay chúng ta thường chỉ thấy người già mới căn dặn thanh niên phải làm sao giữ gìn những nét truyền thống và hôm nay lại ngược lại.

Tôi thật sự cảm thấy thú vị về điều đó và đánh giá rất cao. Tôi nghĩ rằng, tình yêu đối với văn hóa truyền thống, với nét đẹp của dân tộc là một tình yêu rất mãnh liệt. Nó có thể nhạt nhòa lúc này hoặc lúc khác nhưng vẫn luôn là một dòng chảy mạnh mẽ trong dòng máu của mỗi người dân Việt. Tôi hy vọng rằng, càng ở những thế hệ về sau, tinh thần yêu văn hóa đó càng được rộng lớn hơn”, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh.

Theo Hà Tùng Long/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 26/4, Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, nhiệt độ cao nhất lên tới 36 độ C.
Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

Cụ ông tự nguyện giao nộp kỷ vật thiêng liêng, làm tròn trách nhiệm công dân

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5), Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã tổ chức vận động người dân tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo.

Tin khác

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động