Điểm tựa cho ngư dân bám biển
Đặc biệt, tới đây Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Nghề cá còn triển khai kế hoạch thu mua thủy sản cho ngư dân, vận hành và khai thác nhà máy sản xuất nước đá, kho đông, kho lạnh giúp ngư dân yên tâm hơn khi bám biển.
Ngư dân yên tâm đánh bắt
Sau khi đưa tàu cá của mình vào âu tàu đảo Đá Tây A tránh trú cơn bão số 1 an toàn, ông Nguyễn Quốc Thanh - thuyền trưởng tàu BĐ 96556-TS đã chủ động liên hệ với Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Nghề cá ở đây để tiếp tế nguyên liệu và bổ sung những nhu yếu phẩm cần thiết. Anh Thanh cho biết, tàu cá của mình xuất bến từ cảng Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) từ ngày 25/12, vừa ra đến khu vực đánh bắt ngoài vùng biển Trường Sa, chưa kịp thả lưới thì đã nghe thông tin về cơn bão số 15 nên anh vội cho tàu chạy sang nước bạn Philippines để lánh nạn. Sau khi bão đi qua, tàu vừa vươn khơi ra vùng biển đánh bắt thì lại phải tiếp tục quay lại nơi trú ẩn để chạy cơn bão số 16. Tiếp đó, những tưởng đã được an toàn, anh Thanh cho thuyền về lại vùng biển Trường Sa đánh bắt, nhưng cũng đành vội vã “rút quân” vì cơn bão số 1 đang đến gần. “Nếu không có âu tàu này thì chúng tôi phải chạy mất 3 ngày tàu mới đến nơi tránh trú bão, còn vừa rồi chỉ mất có 1 ngày. Đặc biệt, khi cần tiếp tế nhiên liệu, thay vì phải mất từ 2 đến 3 ngày chạy vào đất liền như trước đây thì giờ chỉ cần canh lượng dầu trên tàu vừa đủ chạy đến âu tàu này mua nhiên liệu hoặc gạo, nước đá, nước ngọt, thậm chí bán thủy sản vừa đánh rồi tiếp tục ra khơi” - ông Thanh cho biết.
Âu tàu tại đảo Đá Tây A là điểm tựa vững chắc cho ngư dân bám biển |
Tương tự, tàu cá của anh Đoàn Văn Tâm (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) cũng liên tiếp bị dính 3 cơn bão nên chạy vào đây neo đậu tránh bão và bơm thêm nhiên liệu. Theo anh Tâm, giá bán dầu ở đây không khác gì đất liền. Đảo Đá Tây A không những có âu tàu kiên cố, thuận lợi cho tàu thuyền của ngư dân vào tránh bão an toàn mà còn cung cấp nước ngọt miễn phí; cung cấp ngư lưới cụ; lương thực, thực phẩm đầy đủ cho ngư dân. “Ngư dân chúng tôi rất yên tâm khi đánh bắt trên vùng biển này. Mỗi khi hết đá, hết dầu lại chạy vào âu tàu này tiếp tế. Khi trúng luồng cá, ngư dân chạy vào đây bán và tiếp tế dầu, lấy đá rồi lại tiếp tục chạy ra đánh bắt. Nếu không có âu tàu này thì chúng tôi phải chạy vào bờ, mất thời gian và cơ hội đánh bắt” - anh Tâm cho hay.
Nhiều dịch vụ hỗ trợ ngư dân
Theo ông Hồ Mạnh Tưởng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Nghề cá đảo Đá Tây A (thuộc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ khai thác thủy sản Biển Đông-Bộ Nông nghiệp và PTNT), âu tàu tại đảo Đá Tây A rộng khoảng 13 ha, đủ sức chứa 200 tàu cá của ngư dân vào neo đậu tránh bão. Trong cơn bão số 16 vừa qua với sức gió giật từ cấp 15 đến 16, có hơn 20 tàu cá vào đây trú bão. Trong thời gian này, Trung tâm và lực lượng Hải quân trên đảo đã tuyên truyền, vận động ngư dân lên đảo trú ẩn an toàn, hỗ trợ mì tôm, nước uống cho 153 thuyền viên.
Đặc biệt, trong năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận và đưa 26 tàu cá của ngư dân vào âu tàu để sửa chữa; cung cấp lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, nước ngọt miễn phí cho ngư dân; bán dầu cho ngư dân theo giá như trên đất liền; thực hiện cứu hộ trên biển cho ngư dân; bán đá, thu mua thủy sản. Trong năm qua, đã có 427 lượt tàu vào làm dịch vụ cung ứng với trên 22,5 tấn lương thực, thực phẩm; 275,6 m3 dầu; 25.205 cây nước đá và cấp miễn phí hơn 1.740 m3 nước ngọt cho ngư dân.
Ông Hồ Mạnh Tưởng khẳng định: Để ngư dân yên tâm bám biển, thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Nghề cá sẽ khai thác tối đa năng suất của nhà máy nước đá để đảm bảo cung cấp cho ngư dân, đưa vào vận hành kho lạnh, kho đông nhằm đáp ứng nhu cầu bảo quản lượng thủy sản thu mua của ngư dân; tăng cường dịch vụ sửa chữa tàu thuyền cho ngư dân đánh bắt ở khu vực biển Trường Sa. “Năm 2018, chúng tôi sẽ triển khai kế hoạch thu mua thủy sản của ngư dân với mức giá bằng với đất liền. Hiện nay, kho lạnh của Trung tâm có thể dự trữ và cung cấp trên 800 cây đá cho ngư dân mỗi ngày; kho đông có thể đáp ứng được 5 tấn/ngày cũng đã sẵn sàng. Ngoài ra, chúng tôi còn triển khai dịch vụ cho ngư dân thuê kho để trữ thủy sản” - những thông tin mà ông Tưởng đưa ra đã khiến bất cứ ngư dân nào cũng thấy an lòng khi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31