Cầu nối giữa đất liền với Trường Sa

Sau gần 20 ngày vượt sóng cả, gió rít, đoàn công tác đã hoàn thành nhiệm vụ mang tình cảm được gửi gắm từ đất liền kèm theo những kiện hàng Tết đến với quân và dân đang thực hiện nhiệm vụ và sinh sống trên tuyến đảo phía Nam thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Trong suốt hải trình đó, những thủy thủ của tàu kiểm ngư KN 490 (Cục Thủy sản – Bộ NN & PTNT) đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đoàn nhà báo chúng tôi.
cau noi giua dat lien voi truong sa Quân và dân trên đảo Trường Sa đón tết sớm
cau noi giua dat lien voi truong sa Hà Nội phát động nhân dân ủng hộ Quỹ 'Vì Trường Sa thân yêu'
cau noi giua dat lien voi truong sa Vườn rau trên đảo đã xanh trở lại
cau noi giua dat lien voi truong sa Những anh nuôi trên tàu KN490

Thời gian dài lênh đênh trên biển, ngoài những lúc thực hiện các nhiệm vụ, chúng tôi lại tranh thủ tìm hiểu thêm về thủy thủ đoàn và chiếc tàu KN 490 – một trong những tàu kiểm ngư hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay. Tàu có chiều dài toàn bộ là 90,50m. Chiều rộng của tàu là 14m, chiều cao 7m, chiều chìm thiết kế là 3,75m, chiều chìm tối đa là 4,1m. Tốc độ tối đa của tàu đạt 21km/h. Đặc biệt, tàu có hệ thống vây giảm lắc, giúp giảm tác động của sóng, gió biển tới thân tàu. Tàu được sản xuất tại Công ty đóng tàu Hạ Long và hoàn thành vào năm 2014. Theo anh Lê Văn Dương – Thuyền Trưởng tàu KN 490, tàu có nhiệm vụ thực hiện công tác tìm kiểm cứu nạn, tiếp tế hàng hóa cho các đảo, kiểm ngư, tuần tra xa bờ. “Để đảm bảo cho hành trình dài ngày trên biển, thủy thủ đoàn phải thay nhau túc trực 24/24 trên đài chỉ huy lẫn dưới khoang máy. Mỗi vị trí phải bố trí ít nhất 3 người. Trong tình huống thời tiết xấu, sóng to, gió lớn, thuyền trưởng cũng phải cử 3 người trực ở mũi tàu để theo dõi mỏ neo” – anh Dương cho biết.

Anh Trần Văn Nhật – Thuyền Phó tàu KN 490 cho hay: Trước mỗi hải trình, thủy thủ đoàn phải chuẩn bị kế hoạch đảm bảo cho chuyến đi an toàn và kinh tế nhất. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên nhiệm vụ được giao, tình hình thời tiết và địa hình khu vực hoạt động của tàu. Kế hoạch phải được cấp trên phê chuẩn thì hải trình mới được thực hiện. Sau khi được phê chuẩn, thủy thủ đoàn sẽ căn cứ vào kế hoạch đó để triển khai các nhiệm vụ. Khi tới một khu vực biển, thủy thủ đoàn có nhiệm vụ vẽ chi tiết hải đồ khu vực mình đến, cũng như xác định vị trí của tàu. Công việc này rất quan trọng, vì mặc dù có sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS và hải đồ số của tàu, nhưng hệ thống này vẫn có sai số, hơn nữa thực địa trên biển có thể có những thay đổi. Ngoài ra, việc vẽ chi tiết hải đồ hành trình này còn có giá trị pháp lý cho chuyến công tác.

cau noi giua dat lien voi truong sa
Các chiến sĩ - thủy thủ Tàu KN 490 làm nhiệm vụ. Ảnh: NC

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên biển tại khu vực quần đảo Trường Sa vào dịp cuối năm Âm lịch thường có gió mùa Đông Bắc thịnh hành và gặp phải thời tiết xấu, gió mạnh, biển động dữ dội. Cụ thể, từ ngày 11/1, sau khi đoàn công tác hoàn thành nhiệm vụ ở cụm đảo Đá Đông thì Trường Sa có gió cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh. Trước những diễn biến xấu của thời tiết, thủy thủ đoàn đã phải điện vào bờ xin phép Trung tâm điều hành cho thay đổi kế hoạch. Thay vì từ Đá Đông đi Trường Sa Đông, tàu đổi lịch trình đi Đá Tây và neo lại đây để tránh ảnh hưởng của thời tiết xấu. Theo anh Đoàn Văn Duân – Bí thư chi bộ tàu KN 490, cụm đảo Đá Tây là nơi tránh trú bão lý tưởng vì nơi đây bên cạnh âu tàu của đảo Đá Tây A còn có ngọn hải đăng của đảo Đá Tây B. Bên cạnh Đá Tây A còn có hồ tự nhiên, là một thềm san hô rộng hơn 1,5ha, nằm giữa khu vực biển nước sâu, khi thủy triều xuống thấp nhất nó có độ sâu 15 – 20m, nên tàu có thể vào đây để tránh sóng. Do thời tiết xấu nên đoàn công tác đã phải ở lại vị trí này 4 ngày.

Nhớ lại thời gian đó, sóng cả, gió rít ầm ầm, tàu cứ chòng chành, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia. Thi thoảng lại thấy tàu nghiêng, lắc mạnh, nổ máy di chuyển, rồi lại thả neo, lặp đi lặp lại hàng chục lần. Các thủy thủ của tàu cho hay, thành phần đá tại đảo Đá Tây chủ yếu là san hô và cát, nên neo rất khó bám chắc. Lại thêm gió mạnh, sóng lớn làm mỏ neo bị tuột, tàu bị trôi nên các thủy thủ phải thay nhau, căng mắt trực để canh neo. Cũng bởi thế mà số người bị say sóng trong đoàn gia tăng. Khi ấy, những thủy thủ của tàu KN 490 vốn là những người từng trải, dày dạn sương gió lại sống rất tình cảm và chu đáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho đoàn nhà báo chúng tôi.

Gần 20 ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi không khỏi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, nhất là những ngày sóng to, gió lớn, tàu không thể di chuyển được, phải neo để chờ. Nhưng những cây văn nghệ đặc biệt trên tàu đã giúp nguôi ngoai phần nào. Trong đó nổi bật là anh Đinh Văn Công, không chỉ là một kiểm ngư viên tài ba trong điều khiển xuồng máy, đưa đoàn nhà báo chúng tôi lên đảo an toàn trong điều kiện sóng to, gió lớn mà anh còn là một ca sỹ thực thụ. Những bài hát anh hát về Biển và Trường Sa, khiến chúng tôi chỉ biết lặng yên mà nghe. Những đêm lộng gió, giữa mênh mông của biển, anh hát “Lời thỉnh cầu từ mẹ Biển Đông”, một sáng tác của GS. TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, cả đoàn đã lặng đi vì xúc động. Những ca từ đẹp, ý nghĩa và giai điệu đậm chất dân ca của bài hát được thể hiện bởi giọng ca đầy truyền cảm khi tàu đang ở giữa Trường Sa, đã giúp chúng tôi cảm nhận rõ nhất về Trường Sa thân yêu, thêm yêu và trân trọng vùng đất đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.

Lần đầu tiên đến với Trường Sa, tôi thật may mắn khi được đi trên chiếc tàu KN 490. Đây không chỉ là một trong những chiếc tàu hiện đại nhất của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam mà ở đây, còn có các thủy thủ kiên trung, gan dạ, các anh đã dành toàn bộ tuổi thanh xuân của mình cho Trường Sa, đưa Trường Sa về gần với đất liền, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

Bế mạc Hội khỏe CNVCLĐ và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024

(LĐTĐ) Sau 10 ngày thi đấu sôi nổi, quyết liệt, chiều 8/5, Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang quận Hoàn Kiếm năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại nhiều niềm vui, phấn khởi trong lòng các vận động viên, đông đảo CNVCLĐ quận Hoàn Kiếm. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đã tới dự lễ bế mạc Hội khoẻ.
Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn Seoul thăm và làm việc với LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Nhận lời mời của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, trong các ngày từ 7/5 đến 11/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul (Hàn Quốc) do Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Soeul Kim Hea Gwang làm Trưởng đoàn có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội.
Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

Khởi động Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024 - Bia Saigon Cup 2024 (VPL-S5).
Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

Ban Chỉ đạo Thành ủy về PCTNTC Hà Nội yêu cầu: Đưa ra xét xử 37 vụ án trong quý II/2024

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ban Chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tổ chức phiên họp thảo luận, cho ý kiến về đánh giá kết quả công tác quý I/2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

(LĐTĐ) Ngày 8/5 tại Hà Nội, Công ty Sen Vàng tổ chức họp báo công bố lịch trình cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam.
Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tin khác

Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Xem thêm
Phiên bản di động