Điểm trông xe trái phép ở Hà Nội vì sao vẫn tồn tại?

Thời gian qua, các cơ quan, ban ngành của TP Hà Nội đã mở nhiều chiến dịch ra quân giải tỏa những điểm trông xe trái phép trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhiều điểm trông xe trái phép vẫn tồn tại, chỉ chuyển hóa “từ dạng này sang dạng khác”. Vậy, vì đâu mà tình trạng này không được xử lý triệt để?
Trông xe dưới lòng đường: Còn bất cập
Điểm trông xe trước cổng CA quận Đống Đa thu phí trái quy định

ại khu vực này nhưng xem ra kết quả chưa được như ý muốn. Hiện tại, ngay phía dưới chân cầu, ở hai bên đường là hai điểm gửi xe choán hết vỉa hè, kéo dài dọc tuyến phố. Tấm biển xanh đầu điểm trông xe ghi rõ: “UBND quận Hoàn Kiếm, điểm trông giữ xe máy, xe đạp của Công ty Cổ phần Đồng Xuân”. Phí trông giữ phương tiện cũng được niêm yết rõ ràng. Cụ thể: Ban ngày 2.000 đồng/lượt xe đạp, 3.000 đồng/ lượt xe máy; ban đêm 3.000 đồng/lượt xe đạp, 5.000 đồng/ lượt xe máy. Chúng tôi gửi xe máy rồi lấy vé. Trên vé xe cũng ghi rõ thông tin như trên tấm biển. Vài phút sau quay lại lấy xe, phí gửi xe không phải là 3.000 đồng mà là 10.000 đồng.

Điểm trông xe trái phép ở Hà Nội vì sao vẫn tồn tại?
Điểm trông xe khu vực chân cầu Long Biên

Tại phố Tây Sơn, ngay trước cửa chùa Phúc Khánh, những hôm đầu tháng, ngày rằm, cả dãy phố biến thành điểm đỗ xe cơ động. Chủ những điểm trông xe dạng này thường là chủ nhà cùng vài tay “anh chị” khu phố đứng ra bảo kê, thầu lại. Họ thường cho nhân viên đứng tràn cả xuống lòng đường, vẫy xe mời mọc tất cả những ai đi qua. Cảnh tượng lộn xộn, tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra tại đây một phần do người chùa đông và phần lớn do đội ngũ trông xe “bát nháo này” gây nên.

Tương tự, phố Phủ Doãn, chỉ là tuyến phố nhỏ, nhưng các điểm trông xe ở đây lúc nào cũng trong tình trạng lộn xộn, đặc biệt là khu vực gần cổng Bệnh viện Việt – Đức. Hầu hết các điểm trông xe này là tự phát, được khoanh một đoạn vỉa hè bằng những sợi dây thừng tạm bợ. Chỉ cần đi qua đây chầm chậm một chút, chúng ta sẽ thấy cảnh tượng những nhóm người trông xe trái phép lao đến mời mọc đủ kiểu. Nếu có việc dừng lại mà không gửi xe thì ngay lập tức sẽ bị xua đuổi, dọa nạt. Qua khảo sát được biết, tình trạng tùy tiện tổ chức điểm trông giữ xe, tự ý tăng phí vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực trên địa bàn thành phố.

Trong khi đó, theo Quyết định số 69/2014/QÐ-UBND về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô-tô trên địa bàn của UBND TP Hà Nội, kể từ ngày 30/8/2014, tại các quận, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, phí trông giữ xe đạp là 2.000 đồng/lượt (ban ngày), 3.000 đồng/lượt (ban đêm). Ðối với xe máy, mức phí trông giữ là 3.000 đồng/lượt (ban ngày), 5.000 đồng/lượt (ban đêm); đối với ô-tô đến chín ghế ngồi và xe tải từ hai tấn trở xuống, thì tùy địa bàn, phí trông giữ từ 20 nghìn đến 40 nghìn/lượt/hai tiếng.

Khó xử lý triệt để

Theo thống kê: Hà Nội hiện có hơn 2 triệu xe máy và hơn 500.000 ô tô, đấy là chưa kể xe ngoại tỉnh hàng ngày ra vào thành phố. Với số lượng phương tiện như vậy nhưng điểm đỗ xe của Hà Nội hiện có gần 15ha với sức chứa hơn 20.000 đầu phương tiện, chỉ đáp ứng được 10-15% nhu cầu của người dân. Vậy, 85-90% phương tiện kia thì nằm ở đâu? Không khó để trả lời, số phương tiện này đành phải “chui” vào những điểm trông giữ xe tự phát, không phép.

Điểm trông xe trái phép ở Hà Nội vì sao vẫn tồn tại?
Vé niêm yết giá một đằng nhưng thu tiền một nẻo

Đã khó càng khó hơn khi Nghị định 34/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được thực hiện quyết liệt, những vi phạm về dừng, đỗ xe sai quy định bị xử lý nặng khiến người dân “méo mặt” khi đi đâu hỏi cũng hết chỗ gửi xe, trong khi để xe dưới lòng đường thì bị phạt nặng. Đặc biệt là tình trạng khan hiếm điểm đỗ xe tại các khu vực trung tâm quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng.

Với thực trạng của Hà Nội hiện nay, việc xử lý các điểm đỗ xe không phép suy cho cùng chỉ là xử lý phần ngọn, mang lại tác dụng trước mắt bởi khi nhu cầu đỗ xe, gửi xe của người dân luôn bức thiết thì đuổi chỗ này, điểm trông xe lại mọc ra chỗ khác. Việc gốc rễ của vấn đề là quy hoạch làm sao để tăng cường điểm đỗ xe công cộng, thuận lợi cho sinh hoạt của người dân. Khi đó, những điểm trông xe trái phép sẽ tự động triệt tiêu.

Theo thống kê của UBND TP, trên địa bàn các quận trung tâm có 176 dự án nhà cao tầng với công năng làm văn phòng, trung tâm thương mại, chung cư, song diện tích dành để đỗ xe chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu, số còn lại phải đi gửi xe tại các điểm đỗ khu vực xung quanh. Trong khi đó, người dân thì cứ thấy tiện là làm, ít quan tâm phân biệt tính hợp pháp của bãi đỗ xe. Anh Trần Văn Đà (ở Hào Nam, Hà Nội) cho biết: “Với những người đi ô tô thì chỗ gửi xe là vô cùng quan trọng. Dù biết là điểm đỗ xe tự phát, những tiêu chuẩn về an ninh, phòng chống cháy nổ hầu như không có nhưng vẫn phải nhắm mắt gửi xe bởi không gửi ở đó thì biết gửi ở đâu. Trong khi những điểm đỗ xe hợp pháp thì lại quá xa nhà, giá cả cũng không kém điểm xe tự phát là bao”.

Có cầu ắt có cung là nguyên nhân chính khiến việc xử lý, dẹp bỏ những điểm trông xe không phép kém hiệu quả, thậm chí là một thách thức với chính quyền sở tại. Với những điểm trông xe tự phát lợi dụng khoảng trống vỉa hè trước cửa nhà, chủ điểm gửi xe tinh ranh đến mức đoán được quy luật kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng để trốn tránh. Trông thấy bóng lực lượng chức năng là họ huy động lực lượng “tự giải tỏa” lượng xe gửi vào sâu các ngõ ngách, khi lực lượng chứng năng kiểm tra xong là đâu lại vào đấy. Mặt khác, kinh doanh điểm gửi xe “một vốn, bốn lời” nên nhiều chủ điểm gửi xe chấp nhận bị phạt, coi như đó là dạng chi phí trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, cho biết: Phường Hàng Bạc là một trong những khu vực có mật độ dân cư cao nhất của Hà Nội. Địa bàn phường hiện chỉ có 5 điểm trông giữ xe được cấp phép nên không thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân, khách du lịch. Vả lại, để đáp ứng được tiêu chuẩn, các điểm gửi xe được cấp phép phải nằm ở vị trí xa, nên người dân chấp nhận bị chặt chém khi có việc phải gửi xe vào phố.

Thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Hiện nay, có hai dạng vi phạm trông xe trái phép: Một là những tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhưng lại sử dụng khu đất của các tổ chức không đủ giấy tờ, điều kiện. Thứ hai là vi phạm sử dụng vỉa hè, lòng đường, phát sinh chủ yếu vào những thời điểm lễ hội, có thể trông giữ trong vài giờ, vài ngày. Lực lượng chức năng đã xử lý nhiều nhưng không thể hết. Khó khăn là do nhu cầu gửi xe rất lớn của người dân. Giải pháp lâu dài là không thể kiểm tra xử lý từng trường hợp mà thành phố có thể giao quận, huyện vào thời điểm đó cấp phép tạm thời những điểm trông giữ xe để phục vụ nhu cầu của người dân. Bên cạnh nguyên nhân lớn là tình trạng quá tải các phương tiện giao thông, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh trong trung tâm thành phố đã hết, thì trách nhiệm của các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà hàng đã không bố trí nơi để xe cho cán bộ nhân viên, khách đến giao dịch. Kể cả các trung tâm thương mại cũng không sử dụng tầng hầm để xe mà đẩy hết ra vỉa hè, lòng đường khiến cho tình trạng điểm đỗ xe càng trở nên thiếu trầm trọng.

Có cầu ắt có cung là nguyên nhân chính khiến việc xử lý, dẹp bỏ những điểm trông xe không phép trở lên kém hiệu quả, thậm chí là một thách thức với chính quyền sở tại. Với những điểm trông xe tự phát lợi dụng khoảng trống vỉa hè trước cửa nhà, chủ điểm gửi xe tinh ranh đến mức đoán được quy luật kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng để trốn tránh. Trông thấy bóng lực lượng chức năng là họ huy động lực lượng “tự giải tỏa” lượng xe gửi vào sâu các ngõ ngách, khi lực lượng chứng năng kiểm tra xong là đâu lại vào đấy.

Hải Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động